Bài Thuyết Trình Về Vạn Lý Trường Thành

Nhắc đến Trung Quốc, chắn hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến một công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng khắp thế giới Vạn lý trường thành. Nếu đã tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc thì không thể nào bỏ lỡ một công trình bậc nhất này được. Hôm nay, Tiếng Trung Dương Châu sẽ cùng các bạn khám phá những thông tin xoay quanh công trình thế kỷ này nha!

Giới thiệu về Vạn Lý Trường Thành 

Vạn lý trường thành là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc

Tiếng trung : 万里长城 / 长城Âm hán việt : Thành dài vạn lýPhiên âm: Wànlǐ chángchéng / chángchéngTiếng Anh: Great Wall of China

Đây là một kì công của kiến trúc cổ xưa – địa điểm du lịch lớn nhất thế giới. Một bức tường dài nhất thế giới đã được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 Trước Công Nguyên cho tới thế kỷ 16 với thiết kế quanh co ôm trọn những ngọn núi dốc đứng . Tạo nên một khung cảnh hùng vĩ thơ mộng tuyệt vời . Công trình nổi tiếng này nằm tại phía Bắc của Trung Quốc , chiều dài của nó lên đến 21196,18 km2 .Tính đến thời điểm hiện nay, Vạn Lý Trường Thành đã tồn tại được hơn 2300 dọc theo chiều dài lịch sử Trung Hoa từ thời phong kiến đến nay.

Bạn đang xem: Bài thuyết trình về vạn lý trường thành

Quá trình tồn tại và phát triển của Vạn Lý Trường Thành

Trải qua các triều đại , nơi đây được tái xây dựng ở một số khu vực nhằm đảm bảo cho sự vững chắc cho bức tường thành cũng như bảo vệ ranh giới của lãnh thổ . Bởi cái vai trò quan trọng này mà nó được kéo dài liên tục trong suốt 2000 năm sau cho đến cuối triều đại nhà Minh, đã mở rộng ra 15 tỉnh thành của Trung Quốc, kiến trúc mang hình dạng uốn lượn của Rồng. Người mà đặt nền móng cho công trình này chính là vị hoàng đế nhà Chu thời tiền hoa ( 770-221 TCN ) .


*

Vạn lý Trường Thành – công trình kiến trúc thế kỷ của thế giới (Phần 1)


Tiếp ngay sau đó chính là nhà triều đại thời nhà Tần (221-2017 TCN ) vị hoàng đế đầu tiên nhà Tần đã nối các phần của phía bắc của Vạn Lý Trường Thành trên biên giới lại với nhau .

Trong triều đại thời nhà Hán ( 206TCN – 220SCN) hoàng đế lúc này đã mở rộng được công trình vĩ đại Vạn Lý Trường Thành được rộng hơn và xa hơn . Đến thời nhà Tống ( 1368 – 1644 ) vị vua nhà Tống tiếp tục xây dựng công trình này kéo dài rộng khắp kinh đô Bắc Kinh.

Qua hàng nghìn năm thay đổi và phát triển từ triều đại này qua triều đại khác , Vạn Lý Trường Thành đã phần nào bị tàn phá , ảnh hưởng rất nghiêm trọng và nặng nề vì chiến tranh, các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo . Ngày nay , Vạn Lý Trường Thành chủ yếu được tái xây dựng dưới thời nhà Minh , bắt đầu từ Hổ Sơn ( Liêu Ninh ) kết thúc ở Gia Dục Quan ( Cam Túc ) . Các nhà khảo cổ cho rằng , Vạn Lý Trường Thành có chiều dài khoảng 8.850 km . Nó bao gồm phần bức tường dài là 6.259 km , phần hào dài khoảng 359 km cùng phần lá chắn tự nhiên như đồi , sông dài 2.232km .Cũng có một số liệu khác ghi lại vào năm 2012 , Vạn Lý Trường Thành có chiều dài lên đến tận 21.196 km .

Một số đoạn tường thành đã Trung Quốc được xây dựng từ thế kỉ thứ 5 trước công nguyên, sau đó được vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa là Tần Thủy Hoàng ra lệnh nối lại và xây thêm từ năm 220 TCN và năm 200 TCN đến hiện nay chỉ còn sót lại một vài di tích .

Cho đến ngày nay , những phần nổi tiếng nhất của Vạn Lý Trường Thành là Bát Đạt Lĩnh , Mộ Điền Dục , Kim Sơn Lĩnh , Tư Mã Đài , Cửa ải Gia Dục Quan , Cư Dung Quan , Sơn Hải Quan. Hầu hết đa phần được xây dựng dưới thời nhà Minh từ nắm 1368 đến 1647 .

Vạn Lý Trường Thành được ví như một bản trường ca gắn liền với lịch sử lâu đời của Trung Hoa .Nơi có những bản hùng ca với những ý chí lịch sử bền vững . Chính vì vậy nếu như bạn đam mê lịch sử thì bạn không thể bỏ lỡ di tích lịch sử này. 

Công cuộc xây dựng nên Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành đã được xây dựng dựa trên trí tuệ , máu , mồ hôi , công sức và cả nước mắt của người dân Trung Quốc. Quá trình thi công công trình vĩ đại này đã khiến cho rất nhiều gia đình phải ly tán , rất nhiều công nhân đã hi sinh . Một số khác đã hi sinh tinh thần và thân xác của họ và được mai táng tại đó như một phần của công trình này . Công trình to lớn này đã hầu như huy động tất cả công nhân từ khắp mọi miền tổ quốc : từ người lính , nông dân, phiến quân. Tất cả nguyên vật liệu đều được vận chuyển bằng sức lao động của con người như : đá , đất , cát , gạch và hoàn toàn sử dụng các công cụ rất thô sơ như : dây thừng , giỏ , đeo mà không có một máy móc kĩ thuật hiện đại nào. 

*

*

Không đơn giản chỉ là một bức tường bình thường mà đây chính là một lớp áo giáp , một hệ thống phòng thủ vô cùng vững chắc kết hợp với sự canh gác và giám sát ở tháp canh, pháo đài cho các điểm chỉ huy và hậu cần bên cạnh, có tháp báo hiệu để liên lạc khi có bấy kì động tĩnh gì.

Đoạn tường thành chính đầu tiên đã được xây dựng dưới thời gian trị vì của hoàng đế Tần Thủy Hoàng , vị vua đầu tiên của nhà Tần với thời gian tồn tại khá ngắn ngủi . Bức tường này không được xây dựng một cách liền mạch mà được ghép với nhau bằng các đoạn tường thành khác của từng vùng. Những bức tường được nối với nhau bằng nguyên liệu là đất nện với những tháp canh được xây ở các vị trí có khoảng cách đều nhau . So với Vạn Lý Trường Thành của ngày nay thì phần này chính xác thuộc phía Bắc tại điểm cực Đông của Bắc Triều Tiên . Phần còn lại thì rất ít , đa số là những ụ đất thấp và dài .


*

Vạn lý Trường Thành – công trình kiến trúc thế kỷ của thế giới (Phần 1)


Những người dân nơi đây bị bắt phải làm việc để đắp được thành lũy, xây thành, đối mặt với rất nhiều nguy hiểm, nhiều người đã ngã xuống vì chính công trình này, do đó người dân gọi nó với cái tên rùng rợn và khủng khiếp đó là nghĩa địa dài nhất Trái Đất. Khoảng hơn một triệu công nhân đã thiệt mạng trong quá trình thi công. 

Theo một số tài liệu cho thấy, số lượng tội nhân, các vị quan lại phạm lỗi , hay nho sĩ không tuân lệnh đã phải làm khổ sai trong khu vực này hoàn toàn là không thể đếm nổi .Nơi đây mùa đông vô cùng lạnh buốt , nước đóng băng. Trong mùa hè thì không khí lại nóng như lò hun , cát bụi thì bay mù mịt . Trên thành vách của những đồn canh nơi đây, có con đường rộng chạy ngựa giữa các đồn với nhau. Những sự hi sinh mất mát của họ đã để lại những niềm thương đau cho gia đình. 

Bức tường thành dài tiếp nối theo triều đại nhà Hán nhà Tuỳ và giai đoạn Thập Quốc xây dựng tiếp nối cùng với các kiểu thiết kế như cũ. Do điều kiện thiên nhiên và khí hậu nên các bức tường đã bị ăn mòn theo thời gian , các phong cảnh xung quanh nơi đây cũng bị ảnh hưởng phần nào .

Câu chuyện nỗi khổ mất chồng Mạnh Khương 

Người xưa có một câu chuyện liên quan đến Vạn Lý Trường Thành đó là nỗi khổ mất chồng của Mạnh Khương, chuyện kể rằng : Nàng đã đi hơn 10 ngàn dặm để thăm chồng của mình đang là một công nhân tại đó, nhưng khi nàng đến nơi để gặp chồng mình thì anh đã mất rồi làm họ không còn cơ hội để gặp nhau lần cuối nữa. Xung quanh nàng chỉ còn lại rừng cây và hoa cỏ, nàng không biết thi hài của chồng mình đang ở nơi đâu nên đã tuyệt vọng khóc rõng rã mấy ngày đêm. Nàng khóc đến nỗi chính cái tường thành cũng mủi lòng mà thương thay, nên tường thành đã tự tách ra cho nàng tìm thấy hài cốt của chồng mình.

*

Vạn lý trường thành có ý nghĩa gì 

Về mặt quân sự , ý nghĩa của bức tường thành có mục đích phân chia ranh giới hơn là sự bảo vệ đất nước . Vậy liệu rằng còn ý nghĩa nào ẩn sau mục đích xây dựng của bức tường thành này hay không ?


*

Vạn lý Trường Thành – công trình kiến trúc thế kỷ của thế giới (Phần 1)


Vào triều đại nhà Minh (1368-1644), Vạn Lý Trường Thành đã được nhà vua xây dựng lại để vững chãi hơn, nhờ có các kĩ thuật được áp dụng mà bức tường thành này đã được nâng cấp lên gấp nhiều lần. Theo chiều dọc của bức tường: Vạn Lý Trường Thành có những khối cao đến 1,8 mét với những lỗ hổng bên cạnh chỉ cao 1,2m. Mỗi bức tường lớn thì khoảng 500m hoặc thấp hơn ( 1.640 feet ) đều có 1 tháp canh cho phép những người lính phòng thủ bắn mũi tên vào bất kì kẻ nào có động thái muốn xâm phạm đất nước. Những điểm truy cập quan trọng nhất là nơi được xây dựng những pháo đài , những nơi dễ bị tấn công nhất như pháo Shanhai Pass, Juyong Pass và Pháo đài Jiayu Pass .Trên mỗi pháo đài thì đều có các cửa vòm. Cổng vào pháo đài này là những công trình có khả năng phòng thủ mạnh mẽ nhất và bất khả xâm phạm nhất. Nhưng 30% của công trình này đã bị bào mòn bởi thời tiết, tự nhiên và chiến tranh. Đây được coi là biểu tượng lịch sử của Trung Quốc. Đây không còn chỉ là biểu tượng về văn hóa, lịch sử của đất nước này mà còn là niềm tự hào của dân tộc ,tinh thần của con người Trung Quốc . Chủ tịch Mao đã từng phát biểu: Cho đến khi bạn chưa đến Vạn Lý Trường Thành thì bạn chưa phải là anh hùng ” 不到长城非好汉 Bất đáo trường thành phi hảo hán ” . Chúng ta có thể hiểu đơn giản về câu nói này chính là hãy vượt qua mọi khó khăn trước khi đạt được mục tiêu. 

KHÁM PHÁ BÍ ẨN RỢN NGƯỜI CỦA VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH 

Vạn Lý Trường Thành thời nhà Minh được bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan (山海关 shānhǎiguān ), ở gần Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc gần Vịnh Bột Hải. Kéo dài dọc qua 9 tỉnh và 100 huyện, đến 500 km cuối cùng vẫn còn có nhưng đã trở thành những đống gạch vụn, và hiện nay nó đã kết thúc ở điểm cuối phía tây tại nơi gọi là Gia Dục Quan (嘉峪关), nằm ở phía tây bắc của tỉnh Cam Túc tại biên giới với Sa mạc Gobi và nhiều ốc đảo của Con đường tơ lụa. Gia Dục Quan được xây để tiếp đón những người du hành dọc theo Con đường tơ lụa. Mặc dù Vạn Lý Trường Thành được kết thúc ở Gia Dục Quan, nơi đó có rất nhiều phong hoả đài (烽火台) trải dài về phía Gia Dục Quan và dọc theo Con đường tơ lụa. Những đài quan sát đó luôn dùng dấu hiệu bằng khói để cảnh báo có xâm lược đất nước.

Xem thêm:

Năm 1644, người Mãn Kokes đã vượt qua bức tường thành này bằng cách thuyết phục một vị tướng quan trọng đó là Ngô Tam Quế để mở cửa những cánh cổng Sơn Hải Quan để cho những người Mãn Châu vượt qua. Truyền thuyết tương truyền rằng quân Mãn Châu mất ba ngày thì mới vượt hết được qua đèo. Sau khi người Mãn Châu chinh phục được Trung Quốc, bức tường thành đã không còn giá trị chiến lược nữa,bởi đa phần bởi vì người Mãn Châu đã mở rộng được quyền kiểm soát chính trị của họ ra xa nơi phía bắc, còn xa hơn hẳn triều Trung Quốc trước đó.

Đoạn tường cuối của thời nhà Minh thực sự là một công sự quân sự về một số mặt. Tuy nhiên, các nhà sử học thường gạt bỏ cái giá trị thực của những bức tường thành vĩ đại này. Người ta tốn cực kỳ nhiều tiền bạc của cải và công sức để xây dựng nên, duy trì và đóng giữ. Số tiền mà nhà Minh chi trả vào bức tường này đáng ra có thể dùng để cải thiện khả năng quân sự khác, ví dụ như mua pháo kiểu châu Âu hay súng trường. Sự thực là bức tường thành không hề có giá trị gì trong việc giúp ngăn chặn sự suy sụp hay sụp đổ của nhà Minh.