BÁNH GAI ĐẶC SẢN Ở ĐÂU

Bánh gai là một món ăn có từ lâu đời ở các làng quê Việt Nam. Đây là một trong những thức quà quê vô cùng thơm ngon, vô cùng ý nghĩa, mang đậm hương vị đặc trưng của lá gai. Vậy bánh gai đặc sản ở đâu và bánh gai làm từ gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bánh gai đặc sản ở đâu?

Bánh gai (hay còn gọi là bánh lá gai) là một loại bánh truyền thống, bắt nguồn vùng Đồng bằng Bắc bộ ở Việt Nam. Bánh gai là đặc sản nổi tiếng ở một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ như: Bánh gai bà Thi – Nam Định, bánh gai Ninh Giang – Hải Dương, Bánh gai Chiêm Hóa – Tuyên Quang, bánh gai Tứ Trụ – Thanh Hóa… 

Một loại bánh tương tự, đặc sản của tỉnh Bình Định ở Nam Trung bộ là bánh ít lá gai, được gói bằng lá chuối tươi thành hình chóp như bánh ít.

Bạn đang xem: Bánh gai đặc sản ở đâu

Bánh gai Ninh Giang – Hải Dương

Không chỉ nổi tiếng với bánh đậu xanh, Hải Dương còn được nhiều người biết đến với đặc sản bánh gai. Đặc sản bánh gai Hải Dương nổi tiếng tại thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Bánh gai Ninh Giang là nổi tiếng nhất, vì có truyền thống lâu năm, thu hút được một lượng khách lớn trong và nước ngoài đến đây thưởng thức.

Theo chia sẻ của các bô não ở Ninh Giang, làng nghề đã có cách đây khoảng 700 năm. Bánh sản xuất theo phương pháp thủ công, không chất bảo quản nên tiêu thụ đến đâu làm đến đó, giúp khách hàng yên tâm thưởng thức. Bánh gai nguyên thủy của Ninh Giang có hình tròn, không có lá bọc, sau này bánh được gói theo hình vuông và bọc bằng lá chuối khô.

Bánh gai đặc sản ở đâu? Hướng dẫn cách làm bánh gai đơn giản

Bánh gai Tứ Trụ – Thanh Hóa

Nói đến Thanh Hóa, người ta thường nghĩ ngay đến món nem chua, thế nhưng, ở đây còn có món bánh rất nổi tiếng đó là bánh gai Tứ Trụ. Loại bánh gai này bắt nguồn từ làng Mía, xã Tứ Trụ, tỉnh Thanh Hóa nên còn được gọi là “bánh gai Tứ Trụ” hay “bánh gai làng Mía”.

Khác với bánh đến từ Hải Dương, bánh gai Tứ Trụ phần nhân có thêm thịt lợn nạc để tăng thêm vị béo ngậy. Bánh được làm khá dẻo, mềm mịn, thơm mùi của lá gai và gạo bếp. Đặc biệt là khi ăn thoang thoảng mùi thơm lạ của dầu chuối, bên trong còn có vị ngọt của đường mía và vị bùi bùi của đậu xanh.

Nếu có dịp đến du lịch Thanh Hóa, bạn có thể mua bánh gai tại các cửa hàng bán lẻ hoặc đến làng Mía tham quan và mua thức đặc sản Thanh Hóa này mang về làm quà tặng người thân.

Bánh gai Bà Thi – Nam Định

Nam Định nổi tiếng với bánh gai Bà Thi. Cái tên gọi gần gũi này bắt đầu có từ năm 1978 trở lại đây. Điều đặc biệt làm nên thương hiệu bánh gai Bà Thi là công thức bánh làm theo kiểu Sài Gòn do Bà Thi mang ra Bắc sau khi giải phóng. 

Với công thức riêng biệt, các nguyên liệu để làm bánh được lựa chọn và chế biến tỉ mỉ giúp cho bánh giữ được độ dính, độ dẻo và mùi thơm đặc trưng của lá gai và mùi thơm của nếp hương nguyên chất. Phần vỏ bánh được làm từ gạo nếp hương hoặc nếp tháng 3, trộn với nước bột lá gai và đường mía. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, cùi dừa nạo, hạt sen, mỡ heo và thêm chút hạt vừng trắng rang thơm. Bánh được bọc bởi lá chuối ngự khô để bánh không có vị chát.

Bánh gai Nam Định có độ thơm của lá gai, độ dẻo của gạo nếp quê, vị ngọt vừa đủ của đường mía cùng béo ngậy của mỡ heo, bùi của hạt vừng trong nhân đậu xanh và dừa nạo. 

Bánh gai Đại Đồng – Thái Bình

Thái Bình nổi tiếng với bánh gai Đại Đồng có tuổi đời hơn 400 năm. Đặc sản bánh Đại Đồng làm từ lá gai đặc trưng của vùng, cùng với gạo nếp, đỗ xanh, cùi dừa, mỡ thịt heo, đường kính… Nguyên liệu và cách làm cũng gần giống với bánh gai Nam Định và Hải Dương, nhưng nhân bánh gai có thêm lạc nên khi ăn sẽ có độ bùi và ngậy hơn.

Món ăn đặc sản này được bán khá phổ biến tại Thái Bình nên bạn dễ dàng mua được những chiếc bánh gai ngon tại các khu du lịch. Hoặc bạn cũng có thể trực tiếp đến mua bánh tại thôn Đại Đồng mang về làm quà.

Bánh gai làm từ gì?

Mỗi vùng miền sẽ có cách gói bánh và nguyên liệu làm bánh khác nhau, nhưng nhìn chung thì bánh gai có thành phần chính là lá gai, đỗ xanh, gạo nếp và cùng với cách làm bánh rất tỉ mỉ. Bánh lá gai có dạng hình vuông, có màu đen của lá gái và vị ngọt, bùi, thơm ngậy, dẻo của nhân bánh. Đây là món quà đặc sản bánh Việt Nam mang về tặng người thân mộc mạc, dân dã.

Cách làm bánh gai đơn giản 

Nguyên liệu để làm bánh gai cơ bản gồm những thứ sau:

– 100g bột sắn

– 500g bột nếp

– 20 – 25g bột lá gai (200g lá gai khô)

– 300g đường trắng

– 350g đậu xanh

– 100g mỡ gáy héo

– 100g dừa nạo

– 20g vừng rang

– Nước hoa bưởi

– Lá chuối 

– Lạt tre

Các bước làm bánh gai

*

Bánh gai đặc sản ở đâu? Hướng dẫn cách làm bánh gai đơn giản

Công đoạn làm phần vỏ bánh:

– Sơ chế lá gai: Lá gai được tước bỏ cuống lá, gân lá, xơ lá rồi phơi khô, cất kỹ. Khi làm bánh, đem lá gai khô này ngâm vào nước, rửa sạch rồi đem luộc thật kỹ. Sau đó vớt ra, tiếp tục rửa sạch rồi luộc lại, thời gian luộc của 2 lần khoảng 24 giờ, xong vắt khô kiệt nước, giã nhuyễn.

– Cho bột nếp, bột sắn, đường, một chút muối vào trộn đều.

– Cho hỗn hợp bột lá gai đã sơ chế ở trên vào trộn cùng, cho thêm đường nhào đều tay cho thật dẻo, cho vào cối giã nhuyễn đến khi khối bột mịn.

– Chia bột bánh thành những phần đều nhau.

Công đoạn làm nhân:

– Đậu xanh ngâm trong nước khoảng 2 giờ, rửa sạch, rồi đem hấp chín, cho vào cối giã nhuyễn.

– Mỡ lợn luộc qua cho sạch, cho nước vào luộc đến khi chín tới, sau đó vớt ra rổ thái hạt lựu, ướp cùng với 2 thìa cafe đường.

– Mỡ sau khi trộn với đường thì bỏ phần nước đi, lấy nguyên phần mỡ làm nhân.

– Cho mỡ vào bát đậu xanh đã xay nhuyễn, rồi cho dừa nạo, đường, trộn đều lên.

– Vo thành những viên nhân vừa ăn.

Công đoạn gói bánh:

– Thoa một chút dầu ăn vào tay và lấy phần vỏ bánh đã chuẩn bị trước đó, dàn đều vỏ bánh ra, cho nhân bánh vào giữa, rồi gói kín và vo viên bánh lại (lưu ý là không được để hở nhân).

– Trải 2 miếng lá chuối đè lên hình chữ thập, thoa 1 lớp dầu ăn mỏng vào bề mặt tiếp xúc trực tiếp với bánh để không bị dính.

– Dùng tay hơi đè nhẹ cho bánh dẹt xuống, sau đó dùng dây lạt buộc chặt chắn chắn.

Công đoạn hấp bánh:

– Sau khi gói bánh xong, xếp vào xửng để chuẩn bị hấp chín.

– Cho nước ngập 2/3 nồi, đun lửa to cho đến khi nước sôi thì đặt xửng vào hấp, hấp trong khoảng 30 – 35 phút bánh chín.

– Khi bánh đã chín, nhấc bánh cho ra để nguội và thưởng thức.

Cách bảo quản bánh gai

Bánh gai để được bao lâu? Đây chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều người khi tìm mua loại bánh này. 

Do không sử dụng chất bảo quản nên thông thường bánh gai chỉ có thể để được khoảng 2 – 3 ngày ở nhiệt độ thường. Nhưng nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản khoảng 5 ngày, còn nếu ngăn đá thì có thể để đến 10 ngày, khi ăn thì đem hấp lại. Tuy nhiên, để ăn bánh ngon nhất thì các bạn nên ăn trong khoảng 2 ngày từ ngày sản xuất. Vì thời gian bảo quản không được dài nên các bạn du lịch xa nên cân nhắc khi mua mang về làm quà.

Xem thêm: Mua Đồng Hồ Tại Nhật Bản Chính Hãng, Cách Mua Đồng Hồ Ở Nhật

Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin bổ ích giúp giải đáp thắc mắc bánh gai đặc sản ở đâu, cách làm bánh gai ra sao, cùng với đó là giới thiệu một số đặc sản bánh gai nổi tiếng của các tỉnh.