CUỘC CHIẾN VỚI HỘI CHỨNG ASPERGER

Hội chứng Asperger là một nhóm các triệu chứng rối loạn phát triển thần kinh thuộc nhóm rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

Video nhận biết sớm dấu hiệu tự kỷ ở trẻ

Hiện nay, hội chứng Asperger không còn được coi là một chẩn đoán bệnh chính thức độc lập.

Bạn đang xem: Cuộc chiến với hội chứng asperger

Các chuyên gia cho rằng hội chứng Asperger là một thể nhẹ của rối loạn phổ tự kỷ, và được gọi là rối loạn phổ tự kỷ cấp 1 hay tự kỷ chức năng cao.

Triệu chứng hội chứng Asperger

Các dấu hiệu chính của hội chứng Asperger bao gồm:

Gặp khó khăn trong giao tiếp xã hộiHành vi lặp đi lặp lạiBảo thủ về quan điểm và niềm tinCố định về quy tắc và thói quen

Một số người bệnh tự kỷ thuộc nhóm tự kỷ chức năng cao. "Chức năng cao" ở đây đơn giản có nghĩa là người bệnh nhóm này cần ít sự hỗ trợ hơn so với những người bị tự kỷ khác. Hội chứng Asperger là một thể tự kỷ thuộc nhóm này.

Người bệnh mắc hội chứng Asperger không bị chậm phát triển về kỹ năng ngôn ngữ hoặc nhận thức, vì vậy họ hầu như có thể tự làm chủ, độc lập trong các hoạt động hàng ngày. Nói cách khác, người bệnh mắc hội chứng Asperger sẽ không bị hạn chế trong giáo dục như học ở một lớp học chính thống hay nắm giữ một công việc như ngư ời bình thường.

Hội chứng Asperger khác với chứng tự kỷ như thế nào?

Hội chứng Asperger không còn là một chẩn đoán độc lập trong sổ tay chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần, ấn bản lần thứ 5 (DSM-5). Ấn bản gần đây nhất được xuất bản vào năm 2013, trong đó, người bệnh được chẩn đoán là hội chứng Asperger theo tiêu chuẩn chẩn đoán trong các ấn bản trước sẽ gộp chung thành chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ ASD.

Các dấu hiệu trong hội chứng Asperger hiện được liệt kê chung trong nhóm rối loạn phổ tự kỷ ASD, một phổ rối loạn trong các hành vi và giao tiếp. Tuy nhiên nhiều người đã được chẩn đoán hội chứng Asperger trước đây lại tự tin hơn với chẩn đoán cũ.

Sự khác biệt chính khiến hội chứng Asperger khác biệt với rối loạn phổ tự kỷ ASD nói chung là những người mắc Asperger có xu hướng:

Biểu hiện các triệu chứng tự kỷ nhẹ hơnCó kỹ năng ngôn ngữ vững vàng, không bị chậm phát triển ngôn ngữ

Họ hầu như cần rất ít sự hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày và có thể không được chẩn đoán mắc bệnh cho đến khi lớn lên.

Một số dấu hiệu của hội chứng Asperger bao gồm:

Siêu tập trung. Người bệnh tập trung cao độ vào một chủ đề hẹp mà họ quan tâm. Ví dụ, đối với trẻ em, đó có thể là niềm yêu thích đối với những thứ như tàu hỏa hoặc khủng long. Sự tập trung này dẫn đến cuộc trò chuyện một chiều với bạn bè và người lớn.Khó tìm ra các tín hiệu xã hội. Những người mắc hội chứng Asperger có thể không linh hoạt trong thay đổi chủ đề của cuộc trò chuyện, đó có thể là một lý do khiến họ gặp khó khăn trong các tương tác xã hội. Họ cũng có thể gặp khó khăn để biết khi nào nên hạ giọng ở một số vị trí nhất định.Khó hiểu nét mặt hoặc ngôn ngữ cơ thể. Nhiều người tự kỷ gặp khó khăn trong việc nhận biết và hiểu cảm xúc của người khác. Họ có thể cảm thấy ngôn ngữ cơ thể khó diễn giải, tránh giao tiếp bằng mắt, nói giọng đều đều và ít biểu hiện trên khuôn mặt.Khó khăn với các kỹ năng vận động và phối hợp. Một số trẻ mắc hội chứng Asperger có thể thấy khó khăn trong các kỹ năng vận động thiết yếu như chạy hoặc đi bộ. Họ có thể thiếu phối hợp và gặp khó khăn khi leo núi hoặc đi xe đạp.

Nguyên nhân hội chứng Asperger

Những thay đổi trong não bộ là nguyên nhân cho tất cả các thể rối loạn phổ tự kỷ ASD, nhưng các bác sĩ vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra những thay đổi này.

Các chuyên gia đã xác định một số yếu tố tiềm ẩn có thể góp phần vào sự phát triển của chứng tự kỷ, bao gồm di truyền và tiếp xúc với các chất độc từ môi trường chẳng hạn như hóa chất hoặc vi rút.

Các bé trai có nhiều khả năng mắc các rối loạn phổ tự kỷ ASD hơn. Nghiên cứu về ASD năm 2017 cho rằng các bé gái đôi khi không được chẩn đoán chính xác hội chứng Asperger này.

Chẩn đoán hội chứng Asperger


*
Không một bài kiểm tra, hay xét nghiệm nào có thể khẳng định liệu bạn hoặc con bạn có mắc chứng tự kỷ hay không. Nguồn ảnh: https://www.everydayhealth.com/

Không một bài kiểm tra, hay xét nghiệm nào có thể khẳng định liệu bạn hoặc con bạn có mắc chứng tự kỷ hay không. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của Asperger, hãy đi khám chuyên gia tâm lý hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để có thể được đánh giá khách quan về các lĩnh vực như:


Kỹ năng ngôn ngữTương tác xã hộiNét mặt khi nói chuyệnQuan tâm đến việc tương tác với những người khácThái độ đối với sự thay đổiPhối hợp vận động và kỹ năng vận động.

Một số người mắc chứng tự kỷ ban đầu có thể được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc các tình trạng rối loạn phát triển khác. Nếu được chẩn đoán và điều trị dường như không phù hợp khiến bạn còn băn khoăn vướng mắc, bạn luôn có thể tìm tới một chuyên gia sức khỏe khác. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng hiện nay không còn chẩn đoán hội chứng Asperger nữa - thay vào đó, người bệnh sẽ được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ ASD.

Điều trị hội chứng Asperger

Nhiều người tự kỷ, bao gồm cả những người mắc hội chứng Asperger, không coi rối loạn phổ tự kỷ ASD là một khuyết tật hoặc rối loạn. Nói cách khác, Asperger, giống như chứng tự kỷ, tuy nhiên lại không phải là một bệnh lý cần điều trị. Một số người mắc chứng tự kỷ có thể cần được hỗ trợ ở trường, nơi làm việc hoặc khi xử lý các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, nhưng việc nhận sự hỗ trợ này không giống như điều trị.

Chẩn đoán sớm có thể giúp người bệnh dễ dàng nhận được nhiều hỗ trợ phù hợp, có thể giúp cải thiện trong tương tác xã hội và kỹ năng sống.

Khi nói đến hỗ trợ bệnh nhân mắc chứng tự kỷ ASD, không có phương pháp hỗ trợ nào là chung cho tất cả người bệnh. Mỗi người bệnh có một nhu cầu khác nhau và sự kết hợp của các liệu pháp và các phương pháp tiếp cận khác có thể giúp giải quyết những khó khăn cụ thể của mỗi người. Tất nhiên, những người bị hội chứng Asperger cũng có thể mắc đồng thời các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác như lo âu hoặc trầm cảm, giống như bất kỳ ai khác. Điều trị các triệu chứng sức khỏe tâm thần này có thể giúp họ cải thiện sức khỏe tổng thể một cách lâu dài.

Thuốc điều trị hội chứng Asperger

Không có thuốc nào điều trị đặc hiệu Asperger, nhưng với một số người có thể sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng của các tình trạng tâm lý đồng mắc như trầm cảm và lo âu.

Các loại thuốc đôi khi được kê đơn bao gồm:

Thuốc chống lo âu. Thuốc chống lo âu, bao gồm SSRIs và benzodiazepine, có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ám ảnh sợ xã hội và các rối loạn lo âu khác.Thuốc chống loạn thần. Bác sĩ có thể kê đơn những loại thuốc này cho những trường hợp khó chịu và kích động. Risperidone và aripiprazole hiện là những loại thuốc duy nhất được cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) phê duyệt.

Trị liệu hội chứng Asperger

Các phương pháp trị liệu khác nhau có thể giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp, điều chỉnh cảm xúc và tương tác xã hội, bao gồm:

Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT). CBT là một loại liệu pháp tâm lý có thể giúp xác định và thay đổi các lối suy nghĩ và hành vi tiêu cực. CBT có thể giúp giải quyết sự lo lắng, trầm cảm và những thách thức cá nhân khác hoặc những khó khăn hàng ngày.Liệu pháp ngôn ngữ. Chuyên gia trị liệu ngôn ngữ sẽ đánh giá và cùng người bệnh giải quyết các khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp. Đối với những người bị hội chứng Asperger, liệu pháp ngôn ngữ có thể giúp kiểm soát giọng nói của họ.Đào tạo kỹ năng xã hội. Các chương trình kỹ năng xã hội giải quyết các vấn đề gây khó khăn cho tương tác xã hội. Các kỹ năng có thể bao gồm từ kỹ năng đàm thoại đến hiểu các tín hiệu xã hội và ngôn ngữ không theo nghĩa đen, chẳng hạn như tiếng lóng và các cách diễn đạt thường dùng.Vật lý trị liệu (PT) và liệu pháp vận động (OT). PT và OT có thể giúp cải thiện kỹ năng vận động và phối hợp tốt. OT cũng có thể giúp trẻ mắc hội chứng Asperger đối phó với các vấn đề về giác quan.

Liệu pháp và đào tạo dành cho cha mẹ cũng có thể giúp cha mẹ nhận được sự hỗ trợ trong việc nuôi dạy trẻ mắc chứng tự kỷ.

Các cách tiếp cận khác

Không có nhiều nghiên cứu hỗ trợ lợi ích của các phương pháp tiếp cận khác đối với những người mắc hội chứng Asperger, nhưng điều đó không có nghĩa là những phương pháp đó không hữu ích. Các chiến lược hữu ích khác bao gồm:

Liệu pháp âm nhạc và nghệ thuật. Liệu pháp âm nhạc (còn gọi là liệu pháp chữa bệnh bằng âm thanh) và liệu pháp nghệ thuật có thể giúp giải quyết các hạn chế về giao tiếp, cảm xúc và xã hội trong hội chứng Asperger.Liệu pháp xoa bóp. Liệu pháp xoa bóp có thể giúp giảm bớt sự lo lắng hoặc các triệu chứng liên quan đến cảm giác trong thời gian ngắn cho một số người tự kỷ, miễn là họ cảm thấy thoải mái khi thực hiện liệu pháp.Châm cứu. Một đánh giá năm 2018 chỉ ra rằng châm cứu có thể cải thiện sự thích ứng xã hội, chất lượng giấc ngủ và các rối loạn khác trong hội chứng Asperger. Tuy nhiên, các tác giả nhấn mạnh sự cần thiết của các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên lớn hơn để hỗ trợ những phát hiện này.Các nhóm hỗ trợ. Trẻ em và người lớn mắc hội chứng Asperger, cùng với gia đình của họ, có thể thấy hữu ích khi kết nối với những người khác cùng hoàn cảnh. Các nhóm hỗ trợ và diễn đàn trực tuyến cung cấp một môi trường dễ tiếp cận để thảo luận về chứng Asperger và nhận thêm thông tin cũng như hướng dẫn bổ ích.

Tiên lượng cho hội chứng Asperger

Không có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn hội chứng Asperger. Nhưng nhiều người không coi đây là tình trạng cần chữa trị.

Chẩn đoán sớm có thể giúp những người bị hội chứng Asperger xác định các nhu cầu cần hỗ trợ chính và học các kỹ năng để điều hướng các tương tác xã hội và các khía cạnh khác của cuộc sống hàng ngày. Hầu hết người lớn mắc bệnh Asperger đều làm việc và sống độc lập.

Giống như những người khác, những người mắc hội chứng Asperger có những khó khăn và lợi thế riêng của họ. Bác sĩ, chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể đưa ra hướng dẫn về việc xác định các nhu cầu riêng của cá nhân mỗi người bệnh và phát triển một kế hoạch hỗ trợ để đáp ứng các nhu cầu đó.

Xem thêm: Áo Giữ Nhiệt Trẻ Em Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất, Quần Áo Giữ Nhiệt Cho Bé (Heattech)

Tổng kết

Nếu bạn cho rằng mình hoặc người thân có thể mắc chứng tự kỷ, hãy đi khám bác sĩ, chuyên gia sức khỏe tâm thần sớm và hãy tìm hiểu thêm về chứng tự kỷ từ những nguồn thông tin đáng tin cậy.