Hình Ảnh Phù Thủy Cưỡi Chổi

Ngay từ nhỏ qua các câu chuyện cổ tích nổi tiếng, chúng ta đã biết đến loại người này. Phù thủy được coi như là những người có phép màu hơn người nhưng rất độc ác, chuyên đi làm hại con người. Tuy nhiên có những thắc mắc mà ít người biết tới liên quan đến Thế giới phù thủy.

Bạn đang xem: Hình ảnh phù thủy cưỡi chổi

Bạn đang xem: Hình ảnh phù thủy cưỡi chổi


*

Ngày này hình ảnh quen thuộc mà chúng ta thường bắt gặp trong dịp lễ Halloween là từ trẻ tới già hóa trang thành phù thủy cưỡi chổi, đầu đội chiếc mũ nhọn nhưng ít ai thực sự hiểu rằng từ đâu có hình ảnh đó và liệu thế giới phù thủy có thực sự tồn tại hay không? Chúng ta cùng nhau vén bức màn bí mật này ngay sau đây.

A. Phù thủy là những ai?

1. Phù thủy nghĩa là gì?

"Phù Thủy" là tiếng Hán được người Việt sử dụng để miêu tả những người có khả năng phù phép, có phép màu. Nghĩa của từ "phù thủy" được hiểu như sau:

- "Phù": Bùa ngải, làm phép màu

- "Thủy": Là nước

Như vậy hiểu sát nghĩa từ "phù thủy" có nghĩa là "bùa nước" hoặc "nước phép". Nghĩa này xuất phát từ việc các phù thủy thường hay sử dụng thảo dược và khoáng vật để luyện ra những thứ nước có khả năng mê hoặc con người và giúp cho việc thi triển ma thuật của các phù thủy trở nên ảo mộng và đầy huyền bí.

2. Phù thủy là ai?

Như chúng ta vừa phân tích nghĩa từ trên, như vậy phù thủy là những người thực hành thuật phù thủy, được cho là có năng lực siêu nhiên như bói toán, gọi hồn, giải hạn, chữa bệnh, hoặc nguyền rủa... Những người bị xem là phù thủy có thể là phụ nữ, đàn ông, người già nhưng phần lớn là phụ nữ, đặc biệt là những góa phụ.


*

B. Tại sao phù thủy lại cưỡi chổi bay

1. Giả thuyết thứ nhất

Thời xưa con người sống phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên nên rất tôn kính mẹ thiên nhiên và tin vào sự tồn tại của các vị thần. Vì vậy, để mong có được một vụ mùa bội thu, hàng năm người dân đều tổ chức nhảy múa, ăn mừng dưới ánh trăng tròn trong đêm, mà các phù thủy hiện đại ngày này gọi đó là lễ Esbat.

Một trong số những vũ điệu dân gian của họ trong ngày lễ Esbat là dựng đứng cây chổi và nhảy lên cao, để tượng trưng cho cây trồng cũng sẽ vươn cao giống như vậy. Họ cũng ngồi lên chiếc chổi và chạy vòng vòng xung quanh, giống như đang cưỡi ngựa để tượng trưng cho đàn gia súc khỏe, sinh sôi nảy nở. Từ đó hình thành nên hình ảnh cưỡi chổi bay.

2. Giả thuyết thứ hai

Phù thủy được xem là những người phép màu và do đó người ta tin rằng họ sẽ có thể phi thân trên chổi và biến những ước mơ của họ thành hiện thực.

3. Giả thuyết thứ ba

Phù thủy được biết đến là những người sử dụng thảo dược để thực hành ma thuật khiến sự xuất hiện của họ trở nên ảo mộng hơn. Những loại ảo thuật này tạo ra ảo giác và một trong số đó là ảo giác cây chổi bay. Và kể từ đó, truyền thuyết về cây chổi bắt đầu.

Thành phần của mê dược gây ra “ảo giác cây chổi” bao gồm: Bột bóng tối (Atropa belladonna), cạm bẫy ma quỷ, (Datura stramonium), cây phỉ ốc tư đen (Hyoscyamus niger), và giống cây độc (Mandragora officinarum). Hợp chất này khá độc. Tuy nhiên nếu bôi lượng nhỏ vào một số bộ phận nhất định trên cơ thể sẽ tạo ra ảo giác lâng lâng.

Một nhà văn thời trung cổ tên là Jordanes Bergamo chuyên nghiên cứu về phù thủy có đoạn viết: “Những phù thủy thừa nhận rằng vào những đêm trăng họ xức loại mê dược gây ảo giác cho phu đánh xe ở khu vực dưới cánh tay và một vài vị trí khác trên cơ thể”.

Và khi chất độc dược này phát huy tác dụng, cơ thể có cảm giác không trọng lượng giống như đang bay là là trên mặt đất. Đặc biệt, họ còn có cảm giác như đang ngồi trên một cái chổi và có thể điều chỉnh hướng của cây chổi này bay qua bay lại.

Và cũng kể từ đó trở đi người ta cứ nghĩ đến phù thủy thì liên tưởng đến hình ảnh những góa bụa xấu xí khoác trên mình bộ đồ đen, chiếc mũ chóp nhọn, cưỡi chổi phép bay trong đêm cùng tiếng cười lanh lảnh đầy ma quái.

4. Ngày nay người ta vẫn tin phù thủy cưỡi chổi bay

Thậm chí, một thành viên quốc hội của Swaziland còn đề nghị đánh thuế các phù thủy đang hành nghề chữa bệnh bằng phép thuật tại quốc gia này nhằm tăng doanh thu, giúp giảm khủng hoảng tài chính của đất nước.


*

C. Quan niệm về thế giới phù thủy

1. Phù thủy thời cổ đại

Ở Ai Cập cổ đại, các thầy phù thủy dùng các pháp thuật để chiếm được niềm tin của công chúng. Một pháp thuật gia nổi tiếng thời đó là westcar Papyrus (1.700 năm trước C.N) đã biểu diễn màn chặt đầu và nối lại nguyên vẹn cho nạn nhân.

Phù thủy cũng xuất hiện trong Kinh Thánh, câu chuyện kể về Vua Saul đã phải tham vấn ý kiến của phù thủy Endor trong cuộc chiến với quân philiting.

Ở Hy Lạp, những thầy tu cao cấp trong các buổi hành lễ ở đền thờ thường dùng pháp thuật mở cửa đền và đốt sáng các ngọn đuốc mà không cần đến các công cụ.

2. Phù thủy thời trung cổ

Tại Âu Châu

Trong tín ngưỡng châu Âu, phù thủy là những phụ nữ có liên quan đến nữ thần Diana và là kẻ thù của Kitô giáo thời Trung cổ. Những cuộc săn lùng phù thủy diễn ra hết sức gắt gao ở miền Nam nước Pháp và Thụy Sĩ trong thế kỉ 14 và 15.

Con người khi ấy còn đổ lỗi dịch bệnh, chết chóc là do phép thuật của phù thủy hại người. Những quan điểm sai lầm này đã dẫn tới các cuộc truy sát, hành hình, tra tấn những người bị coi là phù thủy hết sức dã man.

Người châu Âu còn coi phù thủy là mối nguy hiểm lớn đối với nhân loại. Vì vậy, các chính phủ và xã hội tổ chức “săn” những người bị cáo buộc là phù thủy. Hàng ngàn người đã bị buộc tội và bị tra tấn hết sức dã man. Chủ trương “săn lùng phù thủy” cũng được giới Tin Lành áp dụng ở Mỹ thời bấy giờ. Cuộc truy lùng kéo dài từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18 là một trong những trang sử đen tối và nhiều tội ác nhất trong 300 năm.

Từ đầu thế kỷ 17, tại vùng đất New England của Bắc Mỹ, các thế lực siêu nhiên đã là một phần cuộc sống thường ngày. Những người đàn ông và phụ nữ ở Salem tin rằng tất cả bất hạnh xảy ra trong cuộc sống của họ như cái chết của trẻ sơ sinh, mất mùa, thiên tai, hiện tượng thiên nhiên không lý giải được đều do bàn tay ma quỷ của phù thủy gây nên.Vào năm 1692, một sự kiện ghê rợn đi vào lịch sử nơi đây khi các quan tòa kết tội 19 người dân vì tội "làm phù thủy" dù họ không thừa nhận. Tất cả đều bị xử treo cổ. Những ngôi mộ vẫn còn đó như bằng chứng sống của một thời rùng rợn đã qua, kể cả ngôi nhà phù thủy của vị thẩm phán Corwin cách đây hơn 320 năm.

Tại Châu Phi

Ở lục địa đen này, phù thủy thường là phụ nữ già xấu xí, sống độc thân. Họ thường hoạt động bí mật vào ban đêm và cũng không ý thức được các hành động của mình. Họ bị coi là một mối đe dọa đối với cộng đồng vì người ta cho rằng các tai họa như ốm đau, đói kém mất mùa, thiên tai là do các phù thủy gây ra theo yêu cầu của kẻ thù. Ở Gana người ta làm một khu làng để giam giữ cách ly những người làm nghề phù thủy nhằm tránh tai họa.

Tại Nam Mỹ

Các bộ tộc da đỏ tại đây thường có các phù thủy để làm phép trị bệnh. Họ tổ chức buổi nhảy múa quanh đống lửa và dùng pháp thuật lấy trong miệng người bệnh ra các bộ phận bị mắc bệnh.

3. Phù thủy theo quan niệm ngày nay

Chính nhờ sự phát triển của khoa học, người ta đã lý giải được nhiều pháp thuật của phù thủy chỉ là những màn ảo thuật hoặc cách tạo ra các tác động tâm lý. Nhưng dù sao, phù thủy và các pháp thuật của họ vẫn là một thế giới bí ẩn đầy hấp dẫn. Và từ đó cứ mỗi dịp Halloween tới, mọi người rất thích hóa trang với hình ảnh phù thủy mũi nhọn, mũ có chóp nhọn.

Giờ đây, vẫn còn rất nhiều người tin vào còn rất tin vào sự hiện diện của thế giới phù thủy và các ma thuật đen. Trên thế giới, duy nhất có lễ hội phù thủy được tổ chức vào ngày 1/5 hằng năm tại thành phố Gossnal (Đức). Có hàng trăm phù thủy ở khắp các châu lục về đây trình diễn những màn pháp thuật do họ luyện được. Ở đây có một viện bảo tàng về các dụng cụ của phù thủy qua các thời kỳ.

Xem thêm: Những Điều Cần Biết Khi Đi Đồi Cát Mũi Né Ở Đâu, Hướng Dẫn Chi Tiết Đường Đi Đồi Cát Bay Mũi Né

Lời kết

Chúng ta vừa tìm hiểu về thế giới của phù thủy, có những điều mà xưa nay không biết về người có phép màu này. Tuy nhiên đây chỉ là một trò lừa lọc bằng ảo giác mang đậm tính mê tín dị đoan và không có gì đáng tin cả. Hy vọng những thông tin trên mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích về Thế giới tâm linh này.