Đố bạn nhìn thấy quái vật godzilla trong bức ảnh tinh vân này

Godzilla được mệnh danh là Thần hủy diệt hay Vua quái vật, một trong những biểu tượng văn hóa và điện ảnh nổi tiếng toàn cầu. Tuy nhiên, phía sau nó là một câu chuyện đượm buồn liên quan đến vũ khí hạt nhân do Mỹ gây ra với nước Nhật.

Bạn đang xem: Đố bạn nhìn thấy quái vật godzilla trong bức ảnh tinh vân này


Godzilla xuất hiện vào năm 1954 trong tác phẩm điện ảnh cùng tên của đạo diễn Ishiro Honda. Trong tiếng Nhật, Godzilla được gọi là “ゴジラ – Gojira”, ghép từ hai chữ “ゴリラ– Gorira – Khỉ đột” và “鯨 – Kujira – Cá voi”. Ban đầu, Godzilla được xây dựng là sinh vật giả tưởng thể hiện sức mạnh của khỉ đột và khả năng sống dưới nước với thể trạng to lớn, khổng lồ như cá voi. Nhưng sau cùng, nó đã được thiết kế dựa trên hình dáng của khủng long, kết hợp các đặc điểm của khủng long bạo chúa Tyrannosaurus, khủng long chân chim Iguanodon và vây lưng từ loài khủng long vây kiếm Stegosaurus.

Trong suốt hơn sáu thập niên hình thành và phát triển, Godzilla đã có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của người Nhật, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ khán giả. Godzilla còn là hiện thân, đại diện cho một sự kiện lịch sử đầy tang thương trong thế kỷ 20 của nước Nhật.

Vua quái vật sinh ra từ chiến tranh hạt nhân

Vào ngày 06/08 và ngày 09/08 năm 1945, quân đội Mỹ đã lần lượt ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và thành phố Nagasaki làm khoảng 220 nghìn người tử vong và bị thương. Đế quốc Nhật đã tuyên bố đầu hàng sau sự kiện trên, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản và ban hành các chính sách nghiêm cấm mọi ghi chép, tin tức về hậu quả sau chiến tranh.

Đảo Bikini là nơi Mỹ thử nghiệm nhiều loại vũ khí chiến tranh khác nhau, trong đó có Castle Bravo, vũ khí hạt nhân mạnh nhất từng được Hoa Kỳ kích nổ. Khi tàu Daigo Fukuryu Maru di chuyển qua khu vực này đã bị ảnh hưởng bởi bụi phóng xạ mà người dân gọi là tro Tử thần. Tất cả 23 ngư dân trên thuyền đều ngã bệnh vì hội chứng bức xạ cấp tính và câu chuyện của họ nhanh chóng trở thành một cơn sốt, khiến cả nước Nhật hoang mang, sợ hãi.


Sự kiện tàu đánh cá Daigo Fukuryu Maru trở thành nguồn cảm hứng cho đạo diễn Ishiro Honda sáng tạo nên bộ phim huyền thoại “Godzilla” 1954. Ảnh: britannica.com.Sự kiện tàu đánh cá Daigo Fukuryu Maru trở thành nguồn cảm hứng cho đạo diễn Ishiro Honda sáng tạo nên bộ phim huyền thoại “Godzilla” 1954. Ảnh: britannica.comTàu đánh cá Daigo Fukuryu Maru với 23 ngư dân bị phơi nhiễm phóng xạ sau vụ thử bom hydro tại đảo Bikini do Mỹ thực hiện. Ảnh: thejapantimesTàu đánh cá Daigo Fukuryu Maru với 23 ngư dân bị phơi nhiễm phóng xạ sau vụ thử bom hydro tại đảo Bikini do Mỹ thực hiện. Ảnh: thejapantimes

Đạo diễn Ishiro Honda từng chia sẻ rằng: “Tôi đã lấy các đặc điểm của bom nguyên tử và áp dụng chúng cho Gojira. Kết cấu da của nó được mô phỏng gần giống với những vết sẹo lồi của những người sống sót sau vụ ném bom ở Hiroshima. Vũ khí đặc trưng của nó là chùm nhiệt nguyên tử, được tạo ra bởi năng lượng hạt nhân bên trong sinh vật, phóng qua hàm để hủy diệt các thành phố khắp Nhật Bản”.

Con quái vật đầu tiên


Diễn viên Haruo Nakajima đã đóng trong 12 bộ phim về Godzilla của hãng Toho. Ảnh: hollywoodreporterDiễn viên Haruo Nakajima đã đóng trong 12 bộ phim về Godzilla của hãng Toho. Ảnh: hollywoodreporterHình ảnh hậu trường của hai diễn viên Haruo Nakajima trong vai Godzilla và Momoko Kochi (vai Emiko Yamane) trong phim “Godzilla” 1954. Ảnh: <br>Kloppholic<br><p>Phim được đạo diễn bởi Ishiro Honda với hiệu ứng kỹ xảo đặc biệt do Eiji Tsuburaya tạo nên. Eiji đã sử dụng diễn viên mặc trang phục mô phỏng hình dạng quái vật để xây dựng nên Godzilla. Hai diễn viên Haruo Nakajima và Katsumi Tezuka đã thay nhau mặc bộ đồ nặng đến 100kg để hóa thân thành Vua quái vật. Họ phải trải qua nhiều khó khăn như rơi vào tình trạng thiếu oxy, chịu nóng và bị chấn thương khi đóng các cảnh quay hành động đập phá trên các mô hình thu nhỏ. Diễn viên Nakajima còn giảm đến 20kg trong quá trình sản xuất Godzilla. </p><img data-original=Diễn viên Haruo Nakajima đã đóng trong 12 bộ phim về Godzilla của hãng Toho. Ảnh: hollywoodreporter

Giám đốc nghệ thuật Akira Watanabe là người thiết kế tạo hình cho Godzilla. Ông đã kết hợp các thuộc tính của loài khủng long để tạo nên loài vật giả tưởng có tư thế đứng thẳng, cơ thể mọc gai trên lưng và đuôi, cánh tay và thân hình nổi rõ các cơ bắp chắc khỏe.

Hình ảnh hậu trường của hai diễn viên Haruo Nakajima trong vai Godzilla và Momoko Kochi (vai Emiko Yamane) trong phim “Godzilla” 1954. Ảnh: <br>Kloppholic<p>Tiếng gầm thét của con quái vật được đảm nhận bởi nhà soạn nhạc Akira Ifukube. Ông tạo tiếng gầm bằng cách cọ xát dây đàn contrabass (đại hồ cầm) đã được nới lỏng bằng găng tay da, thu âm và điều chỉnh tốc độ phát chậm lại.</p><br><img data-original=Poster phim “Godzilla” 1954. Ảnh: wikipediaPoster phim “Godzilla: King of the Monsters” 1956 do Mỹ sản xuất. Ảnh: giantmonstersamongus.blogspot.com Poster phim “Godzilla: King of the Monsters” 1956 do Mỹ sản xuất. Ảnh: giantmonstersamongus.blogspot.com

Trên màn ảnh, Godzilla bộc lộ sự tàn bạo theo cách chưa từng có trong điện ảnh: phóng túng, vô tri và bừa bãi. Con người trở nên bất lực trước sự hủy diệt tàn bạo của quái vật khi nó tàn phá thành phố thành đống tro tàn. Bộ phim phản ánh được sự tác động của vũ khí hủy diệt là bom hạt nhân đến cuộc sống nhân loại và gợi nhớ về những ký ức đau thương thời kỳ hậu chiến.

Tuy nhiên, khi phim công chiếu tại Mỹ với tựa đề “Godzilla: King of the Monsters” vào năm 1956 đã bị cắt bớt còn 80 phút so với bản gốc 96 phút và có 20 phút cảnh quay bổ sung với sự xuất hiện của nhân vật nhà báo Steve Martin (Raymond Burr đóng). Thế rồi một tác phẩm điện ảnh đề cập đến nỗi sợ hãi của người dân Nhật Bản về bức xạ và những ảnh hưởng lâu dài, hậu quả nghiêm trọng của bom nguyên tử đến loài người đã biến thành một bộ phim quái vật chung chung bị giới chuyên môn Mỹ phê phán. Mãi cho đến năm 2004, khán giả quốc tế mới được xem phiên bản đầy đủ của Nhật Bản và thấu hiểu những thông điệp điện ảnh ý nghĩa được truyền tải qua Godzilla.

Tượng đài của dòng phim Kaiju

“怪獣 – Kaiju” trong tiếng Nhật được hiểu là quái thú, gồm có hai loại: “大怪獣 – Daikaiju – Đại quái thú”, những sinh vật khổng lồ và “怪人 – Kaijin”, quái vật có kích cỡ nhỏ hơn, tương đương với con người. Thông thường, từ Kaiju dùng để chỉ dòng phim Daikaiju là những bộ phim viễn tưởng “bom tấn” về các con quái vật to lớn khiến nhân loại sợ hãi và ám ảnh.

Khi tác phẩm Gojira (1954) ra mắt, nó đã mở đường cho dòng phim Kaiju (怪獣映画 – Kaiju eiga) phát triển. Nối tiếp sự thành công của bộ phim tiên phong, các phần phim tiếp theo đã lần lượt giới thiệu những kẻ thù của Godzilla như quái vật Anguirus trong “Godzilla Raids Again” (1955) và đối thủ đầy duyên nợ King Kong trong “King Kong vs Godzilla” (1962). Tiếp theo là quái vật Mothra trong “Ghidorah, the Three Headed Monster” (1964). Giai đoạn thập niên 60, Godzilla được xây dựng là một thế lực mạnh mẽ, đánh bại những kẻ xấu đến phá hoại sự sống. Và vũ trụ tập hợp các loài Kaiju bá đạo nhất đã xuất hiện, thu hút khán giả dõi theo cuộc chiến kịch tính của những sinh vật khổng lồ.

Poster phim “Godzilla Raids Again” (1955). Ảnh: imdb.comPoster phim “Godzilla Raids Again” (1955). Ảnh: imdb.com
Poster phim “Godzilla Raids Again” (1955). Ảnh: imdb.comPoster phim “Godzilla Raids Again” (1955). Ảnh: imdb.comPoster phim “Son of Godzilla” (1967). Ảnh: imdb.com Poster phim “Son of Godzilla” (1967). Ảnh: imdb.com

Kể từ tác phẩm “Son of Godzilla” (1967) đến các phim sản xuất trong thập niên 70, Godzilla dần trở thành nhân vật chính diện với tạo hình gần gũi thân thiện hơn, không gai góc, dữ tợn như cũ. Godzilla được xây dựng theo quan điểm anh hùng với các hành động ý nghĩa như chống vũ khí hủy diệt của đế quốc Mỹ trong “Godzilla vs. Mechagodzilla” (1974).

Poster phim “Son of Godzilla” (1967). Ảnh: imdb.com Poster phim “Son of Godzilla” (1967). Ảnh: imdb.com

Đến đầu thời kỳ Heisei (1989 – 2019), quái vật huyền thoại trở lại bằng một diện mạo mới với kích cỡ, khả năng hủy diệt kinh khủng hơn. Nó tiếp tục công cuộc phá hoại, gieo rắc nỗi sợ hãi cho loài người qua “The Return of Godzilla” (1984). Từ đây, Godzilla tiếp tục hành trình cũ, lao vào các trận đánh khốc liệt với kẻ thù; đáng chú ý nhất là đối thủ truyền kiếp con rồng ba đầu hùng mạnh nhất King Ghidorah trong “Godzilla vs King Ghidorah” (1991).

Xem thêm: Tủ Lạnh Panasonic Nr-Bc360Qkvn, Tủ Lạnh Panasonic Inverter 322 Lít Nr

Godzilla chiến đấu với đối thủ truyền kiếp rồng ba đầu King Ghidorah trong phim “Godzilla vs King Ghidorah” (1991). Ảnh: Tom SimpsonGodzilla chiến đấu với đối thủ truyền kiếp rồng ba đầu King Ghidorah trong phim “Godzilla vs King Ghidorah” (1991). Ảnh: Tom Simpson
Godzilla chiến đấu với đối thủ truyền kiếp rồng ba đầu King Ghidorah trong phim “Godzilla vs King Ghidorah” (1991). Ảnh: Tom SimpsonGodzilla chiến đấu với đối thủ truyền kiếp rồng ba đầu King Ghidorah trong phim “Godzilla vs King Ghidorah” (1991). Ảnh: Tom SimpsonSiêu phẩm “Shin Godzilla” (2016) được sản xuất bởi hãng Toho. Ảnh: thejapantimesSiêu phẩm “Shin Godzilla” (2016) được sản xuất bởi hãng Toho. Ảnh: thejapantimes

Năm 1998, Hollywood ra mắt Godzilla phiên bản Mỹ với tạo hình khác xa bản gốc khiến khán giả phản đối và chỉ trích gay gắt khi Godzilla đã hóa thành khủng long bạo chúa hung dữ. Kể từ những năm 2010, với kỹ xảo điện ảnh tân tiến, người Mỹ đã tái sản xuất và đem lại hình ảnh Vua quái vật nguyên bản qua tác phẩm “Godzilla” (2014). Sau đó, Godzilla tiếp tục khuynh đảo nước Mỹ với “Godzilla: King of the Monsters” (2019) và “Godzilla vs Kong” (2021).

Siêu phẩm “Shin Godzilla” (2016) được sản xuất bởi hãng Toho. Ảnh: thejapantimesSiêu phẩm “Shin Godzilla” (2016) được sản xuất bởi hãng Toho. Ảnh: thejapantimes