HÌNH ẢNH UNG THƯ XƯƠNG QUAI HÀM

Ung thư xương hàm là bệnh lý ác tính, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh và nguy cơ tử vong khá cao. Vì thế, việc nắm được những thông tin về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị rất hữu ích cho bất cứ ai. Từ đó, biết cách phòng tránh từ sớm để cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bạn đang xem: Hình ảnh ung thư xương quai hàm

1. Nguyên nhân gây ung thư xương hàm

Ung thư xương hàm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây bệnh. Đó là:Do virus Human Papilloma: Human Papilloma hay còn được gọi là HPV. Đây là loại virus có kích thước siêu nhỏ và lây lan chủ yếu qua nước bọt, đường tình dục. Khi cơ thể bị nhiễm loại virus này và gặp điều kiện thuận lợi sẽ hình thành lên khối u ác tính ở xương hàm.Do chế độ ăn uống : Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không lành mạnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư xương hàm. Nếu thường xuyên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ hay chất bảo quản… sẽ làm cho quá trình hoạt động của tế bào bị gián đoạn. Vì thế, dễ làm các tế bào bị ảnh hưởng và làm gia tăng nguy cơ ung thư xương hàm.Ung thư xương hàm do tuổi tác: Càng nhiều tuổi thì hệ thống miễn dịch của con người ngày càng suy giảm. Vì thế, khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh cũng kém hiệu quả. Do đó, những người lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc ung thư xương hàm cao hơn so với người trẻ.Thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá: Rượu bia và thuốc lá là hai tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc, chức năng của hệ xương hàm. Một số hóa chất có trong đó sẽ làm phá vỡ tính ổn định của tế bào khỏe mạnh. Lâu dần, theo thời gian, chúng sẽ khiến sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng và gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư xương hàm.Một số trường hợp ung thư xương hàm phát triển là do biến chứng của một số bệnh như: Do Erythroplakia (Bệnh hồng sản) là sự xuất hiện các tế bào bất thường tạo thành mảng màu hồng khoang miệng. Bệnh bạch sản với sự hình thành tại cổ hoặc miệng các mảng trắng, sau đó phát triển thành tế bào ác tính ở xương hàm. Nhiễm trùng, sâu răng… tiến triển trong thời gian dài mà không có phác đồ điều trị dứt điểm thì có thể gây biến chứng ung thư xương hàm.
*
Hình ảnh ung thư xương hàm (ảnh minh họa)

2. Triệu chứng ung thư xương hàm 

Khi mắc ung thư xương hàm, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như:Đau nhức ở hàm: Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội khu vực xương hàm. Các cơn đau xuất hiện kéo dài hoặc bộc phát thành từng đợt, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện…Có khối u ở hàm: Khi bị ung thư xương hàm, người bệnh sẽ sờ thấy dọc đường nướu hoặc trên thành miệng có khối u. Nếu khối u này là lành tính thì người bệnh có thể an tâm vì chúng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, khối u có chiều hướng tăng về kích thước và gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu thì người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra.Gốc răng lỏng lẻo và yếu dần: Khi bị ung thư xương hàm, phần gốc răng sẽ không bám chắc vào xương hàm như trước, gây nên tình trạng lỏng lẻo, yếu dần theo thời gian. Do đó, khi có dấu hiệu như vậy, người bệnh cần kiểm tra từ sớm để loại trừ nguyên nhân gây bệnh.Sưng hàm: Khối u phát triển tại xương hàm sẽ làm cho phần hàm bị sưng to. Vết sưng này có thể thấy rất rõ ở khoang miệng hoặc bên trong gò má, gây khó khăn cho người bệnh khi nói hoặc khi nhai.
*
Khối u gây đau đớn cho người bệnh
*
Sưng hàm khi bị ung thư xương hàm gây cảm giác đau đớn khó chịu

3. Cách điều trị ung thư xương hàm

Có nhiều phương pháp điều trị ung thư xương hàm như: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… Chính vì thế, tùy theo thể trạng người bệnh, vị trí, kích thước, tính chất của khối u mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Cụ thể:

3.1. Phẫu thuật điều trị ung thư xương hàm

Có hai loại phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị bệnh, đó là cắt bỏ xương hàm và cắt bỏ khối u. Trong đó:Phẫu thuật cắt bỏ xương hàm: Đây là thủ thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ xương hàm nơi có sự xuất hiện của khối u ác tính, khi chúng gây ảnh hưởng đến vòm miệng, răng, mũi hoặc mắt. Trường hợp khối u làm cản trở quá trình hoạt động của các cơ quan khác như cổ họng, khoang miệng thì sẽ được tiến hành điều trị bổ sung. Trong đó, chủ yếu là phương pháp kết hợp bóc tách cổ, cắt bỏ lưỡi một phần hay hoàn toàn…Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Khi tế bào ác tính của xương hàm vẫn còn khu trú tại đó và chưa lan sang các vị trí lân cận thì sẽ được chỉ định cắt bỏ khối u. Đây là một trong những biện pháp quan trọng điều trị và cải thiện sức khỏe nhanh chóng cho người bị ung thư xương hàm giai đoạn đầu. Do đó, người bệnh cần sớm phát hiện và can thiệp kịp thời để bệnh không có cơ hội tiến triển, lây lan sang các cơ quan khác.

Xem thêm: Sweden Là Nước Thụy Điển Tiếng Anh Là Gì, Nước Thụy Điển Tiếng Anh Là Gì

*
Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh để đưa ra phương án điều trị phù hợpTrường hợp một phần của xương hàm đã bị tế bào ác tính xâm lấn thì người bệnh sẽ được cắt bỏ cả khối u và phần xương hàm có khối u đó. Sau đó, các bác sĩ có thể lấy bất kỳ một phần xương nào khác trên cơ thể để tái tạo cho xương hàm như: Cẳng tay, chân, hông…

3.2. Xạ trị điều trị ung thư xương hàm

Khi bị ung thư xương hàm, người bệnh có thể được thực hiện xạ trị nếu phẫu thuật không thể loại bỏ được hết khối u. Quá trình xạ trị sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển hoặc tiêu diệt của tế bào ung thư để không làm ảnh hưởng đến mạch máu cũng như chức năng của hệ thần kinh.

3.3. Hóa trị điều trị ung thư xương hàm

Hóa trị không phải là phương pháp được khuyến cáo cho điều trị ung thư xương hàm. Chỉ khi bệnh nhân đang có tiên lượng xấu và khối u có thể ảnh hưởng đến tính mạng thì sẽ được thực hiện hóa trị. Tuy nhiên, sau khi hóa trị, nguy cơ suy tủy và suy giảm hệ miễn dịch là rất lớn. Do đó, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ để kịp thời xử lý biến chứng nếu có.Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh ung thư xương hàm. Bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không phát hiện và điều trị từ sớm. Vì vậy, các bạn cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 12 tháng/ lần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.