Nhạc Phim 3 Chàng Ngốc

Chúng ta là kết quả của những thứ mà chúng ta tiếp xúc, những người mà chúng ta ở gần, những cuốn sách mà chúng ta đọc. Vì vậy, truyền thông và những văn hóa mà giới trẻ tiếp nhận sẽ định hướng cả một thế hệ. Tại ẤnĐộ,có một bộ phim đã rất thành công không chỉ trong nước mà còn trên thế giới trong việc để lại những bài học sâu sắc về cách chọn nghề, cách sống của người trẻ khi bắt đầu đứng trước ngưỡng cửacuộc đời. Bộ phim “3 chàng ngốc”, phản ánh đúng mặt tối của nền giáo dục Ấn Độ. Một nền giáo dục mà tại lúc đấy, kỹ sư được coi như là nghề cao quý, đáng mơ ước và ngưỡng mộ nhất và đôi khi những người trẻ phải từ bỏ rất nhiều thứ, chật vật để có thể theo đuổi, làm một thứ mà sẽ khiến cho họ cả đời mệt mỏi.

Bạn đang xem: Nhạc phim 3 chàng ngốc

Ba chàng ngốc (3 Idiots) là phim điện ảnh hài của Ấn Độ ra mắt năm 2009 bộ phim có nội dung xoay quanh tình bạn của ba sinh viên tại một trường đại học kĩ thuật của Ấn Độ, đồng thời mang tính đả kích những áp lực xã hội dưới hệ thống giáo dục Ấn Độ. Tác phẩm được kể lại theo hai cốt truyện song song, một ở hiện tại và một ở quá khứ cách đó 10 năm trước.

Một câu chuyện về ba người bạn thân cùng học tại Học viện Cơ khí Hoàng gia (ICE). Họ có những hoàn cảnh, tính cách và sở thích khác nhau. Rancho ( hay còn gọi là “Kẻ đam mê”) là một anh chàng phóng khoáng, thông minh, và đôi lúc còn rất liều lĩnh. Farhan (còn gọi là “Anh béo mập”) cũng là người kể chuyện trong phim, có ước mơ trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh động vật hoang dã, nhưng vì ước muốn của gia đình nên đã thi vào Học viện Cơ khí. Raju (còn gọi là “Người sợ hãi”) có niềm đam mê trở thành kĩ sư, nhưng ngoài sở thích cá nhân anh còn phải học với áp lực vực dậy kinh tế gia đình với bà mẹ là giáo viên về hưu, bố liệt giường và chị gái ế chồng do không có tiền sắm của hồi môn.

Trở thành bạn của nhau, ba người (3 nhân vật chính – 3 chàng ngốc) đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn và áp lực trong trường đại học. Với cá tính của mình, Rancho đã gây ảnh hưởng lớn đến hai người bạn, giúp họ vứt bỏ nỗi sợ hãi, sống thật với chính mình và vượt qua mọi khó khăn theo đuổi đam mê. Lối sống của ba anh chàng đã động chạm đến phương pháp giáo dục của ngài hiệu trưởng Viru (thường bị các sinh viên gọi là Virus) khiến ông có ác cảm và không ít lần gây khó khăn trong việc học tập của ba người. Trớ trêu Rancho đã phải lòng con gái của hiệu trưởng là sinh viên y khoa Pia. Anh đã cho cô thấy một tình yêu đích thực và bản chất con người mình, Rancho cũng khiến cho Pia yêu mình. Ngoài hiệu trưởng còn có một người cũng thù ghét Rancho không kém là Chatur (có biệt danh Kẻ im lặng hay còn gọi là “kẻ máy móc” vì chỉ tập trung vào học một cách chăm chỉ mà không có sáng tạo). Chatur “máy móc” ghét Rancho “đam mê” vì Rancho đã vài lần trêu tức Chatur về thói học máy móc và luôn làm cho Chatur chỉ là người xếp thứ hai trong lớp về thành tích học tập. Sau một lần bị Rancho biến thành kẻ ngốc trước toàn trường và bộ trưởng Bộ giáo dục, Chatur đã có một lời thề mười năm sau sẽ gặp lại Rancho để xem ai thành công hơn.

Trước kì thi tốt nghiệp vài tuần, một biến cố đã xảy ra. Trong cơn say rượu, Farhan, Raju và Rancho đến nhà của thầy hiệu trưởng và đi tiểu lên cửa nhà ông khiến cho ông nổi giận. Ba người đã kịp chuồn đi trước khi bị tóm, nhưng Raju “sợ hãi” lại bị thầy nhìn thấy mặt. Sau đó, Raju phải lựa chọn: bị đuổi học hoặc là tố cáo Rancho về những chuyện ngày hôm trước.

Không muốn phản bội Rancho hay làm gia đình thất vọng, trong lúc Virus không để ý, Raju đã nhảy lầu tự tử nhưng anh may mắn được cứu sống. Sau cái chết hụt đó, Raju “sợ hãi” đã nhận ra sợ hãi không thể giúp giải quyết vấn đề. Anh đã thay đổi, đi phỏng vấn việc làm và thành công. Sau đó, Farhancũng giữ lời hứa với Rancho và về thuyết phục gia đình cho theo đuổi ngành nhiếp ảnh. Đây là điều mà Farhan “béo mập” vô cùng sợ hãi, vì anh không dám làm cho bố mình thất vọng. Nhưng cuối cùng thì Farhan cũng thành công.

Khi tin Raju thành công trong việc phỏng vấn việc làm đến tai Virus, ông rất tức giận và tuyên bố trước Pia là chính ông sẽ là người ra đề thi nhằm đánh trượt Raju. Pia ngay lập tức ăn cắp chiếc chìa khóa văn phòng của chavà đưa cho Rancho để cho anh có thể lấy cắp bộ đề thi đưa cho Raju. Vào một đêm mưa bão, Rancho cùng với Farhan bắt đầu hành động nhưng không may bị thầy hiệu trưởng Virus phát hiện và đuổi học cả ba người. Trong khi họ đang cuốn gói ra về thì gặp Mona (chị gái của Pia) đang bị đau đẻ nhưng do bão lớn không thể đưa tới bệnh viện được. Qua điện thoại, Pia bảo họ đem Mona vào phòng sinh hoạt tập thể và làm theo hướng dẫn của Pia để giúp cho Mona sinh. Trong khi đang làm thì bị cúp điện, Rancho lập tức đưa chiếc máy chuyển điện do chính mình phát minh ra, tạo ra nguồn điện để có thể tiếp tục. Cuối cùng, đứa bé cũng ra đời. Thầy hiệu trưởng rất xúc động và thán phục trước sự giỏi giang của Rancho “đam mê”, liền tha thứ cho cả ba người, cho phép họ thi tốt nghiệp.

Sau lễ tốt nghiệp, Rancho đã biến mất đột ngột và cũng từ đó bặt vô âm tín. Đột ngột một ngày, Chatur “máy móc” đã gọi điện triệu tập Farhan “béo mập” và Raju “sợ hãi” về trường cũ. Chatur thì muốn khoe mẽ sự thành đạt của mình trước Rancho còn Farhan và Raju muốn gặp lại bạn cũ nên ba người cùng nhau đi tìm Rancho.Raju và Farhan đưa Pia, cùng Chatur bị khống chế trên xe, tới Ladakh, ngôi trường mà Rancho đang làm giáo viên. Tại ngôi trường học cho trẻ em họ gặp lại nhiều phát minh của bạn mình.

Sau hành trình tìm kiếm Rancho khó khăn và nguy hiểm, cuối cùng những người bạn đã gặp lại nhau. Rancho đã có cái kết có hậu với Pia. Quan trọng hơn, những người bạn đã biết được thân phận thật của Rancho. Anh chính là Phunsukh Wangdu, đối tác kinh doanh giàu có, nhà phát minh với hàng trăm bằng sáng chế mà Chatur mong mỏi được hợp tác. Khi biết tên thật của Rancho là Wangdu – nhà phát minh đại tài mà ai cũng mong muốn được hợp tác, Chatur rất hoảng sợ, cầu xin Phunsukh đừng cắt hợp tác với mình và nhận thua theo cách truyền thống của ký túc xá họ từng ở.

Qua bộ phim này, các khán giả sẽ đều nhận thấy được thông điệp chính của bộ phim “Hãy theo đuổi sự ưu tú, thành công sẽ theo đuổi bạn”. Giống như Rancho, anh đi học thuần vì đam mê, không cần bằng tốt nghiệp, anh tự đưa mình lên hàng xuất sắc nhất, đến nỗi không ai có thể bỏ qua anh.

Bên cạnh thông điệp này, sau đây là 4 bài học mà AzFin cho rằng chúng ta có thể học được và đem lại nhiều giá trị cho cuộc sống thông qua bộ phim “3 chàng ngốc”

1. Nếu không có ước mơ, chúng ta chỉ là tồn tại và xây nên ước mơ của người khác.(3 idiots)

*
*

Rancho “đam mê” từng nói: “Nếu học sai cách thìsẽ giúp bạn qua được 4 năm tại trường đại học nhưng sẽ mất 40 năm tiếp theo của cuộc đời”. Điều đó đúng với “Kẻ im lặng” Chatur – 1 người cuồng thành tích, cạnh tranh và căm ghét Rancho. Triết lý thành công của Chatur là để đứng đầu cần nỗ lực hoặc làm cho người khác thụt lùi đi và Chatur chọn cả 2. Học 18 tiếng một ngày, tin rằng chỉ có học thuộc lòng mọi công thức trong sách, tuân theo các luật lệ, và luôn là một sinh viên xuất sắc đồng thời tạo ra các cám dỗ khác để mọi người không thể tập trung học. Trong cả bộ phim, không một lần đạo diễn nhắc đến ước mơ của Chatur. Hoặc đơn giản, vì Chatur không có ước mơ. Cái mà Chatur theo đuổi, chỉ là thành côngsách vở.

Chatur đã từng thách đố Rancho xem ai thành công hơn ở tương lai. Anh đã rất tự hào khi sở hữu những thứ chứng minh anh thành côngnhư nhà, xe, vợ đẹp, công việc tốt và sắp ký hợp đồng cho công ty với nhà khoa học nổi tiếng nhất Ấn Độ (Wangdu). Tuy nhiên Chatur lại không biết rằng Rancho lại chính là nhà khoa học Wangdu mà công ty mình đang thèm khát.

Rancho đã cho chúng ta thấy rằng: “Có ước mơ giống như có một ngọn hải đăng trong tim giúp bạn. Bạn luôn tìm được đường khi lạc lối.”

2. Hãy làm cho mình trở nên ưu tú bằng cách tìm kiếm và tích lũy kiến thức ở khắp mọi nơi(3 idiots)

*
*
*

Ban đầu mọi người đều nghĩ Rancho là con nhà giàu, có điều kiện nên không coi ai ra gì. Nhưng thực chất Rancho là con của một người làm vườn nhưng ham học hỏi, tự học mọi thứ khi có thể. Ông chủ thấy thế cử đi học thay con trai ông ta để lấy tấm bằng, điều đấy chứng tỏ Rancho không hề có bằng cấp vì cái tên Rancho cũng là tên mượn của con trai ông chủ. Nhưng thứ Rancho muốn là tri thức để hoàn thiện bản thân, thậm chí cậu còn đi học chui các lớp khi bị đuổi ra khỏi lớp. Sau này anh cũng xây trường học ở một nơi xa xôi với mong muốn giúp đỡ trẻ em vùng ấy phát triển. Với Rancho – tri thức là cội nguồn của thành công.

Và nếu ước mơ là ngọn hải đăng, thì kiến thức chính là con thuyền, là phương tiện giúp chúng ta vượt qua khó khăn một cách dễ dàng hơn.

3. Hạnh phúc là được làm điều mình thích.(3 chàng ngốc)

*
*

“Tôi được sinh ra vào lúc 5 giờ 15 phút chiều. Lúc 5 giờ 16 phút cha tôi tuyên bố “Con tôi sẽ trở thành một kỹ sư. Farhan Qureshi, kỹ sư công nghệ.” Và cuộc đời tôi đã được đóng dấu.” Đó là những lời mở đầu câu chuyện của Farhan “béo mập”. Farhan đến trường cơ khí hoàng gia, để thực hiện ước mơ trở thành một kỹ sư – ước mơ của bố cậu, chứ không phải ước mơ của bản thân.Ngay trước kỳ thi cuối cùng ở trường đại học, Farhan đã nói với bố trong bộ phim 3 chàng ngốc:

Con không thích kỹ thuật, vì thế con sẽ trở thành một kỹ sư tồi.Cuộc sống của 1 kỹ sư sẽ chỉ mang lại cho con sự thất vọng, lúc đó con sẽ nguyền rủa bố. Con thà nguyền rủa mình còn hơn.Bố, điều gì sẽ xảy ra nếu con trở thành 1 nhiếp ảnh gia? Con sẽ kiếm ít tiền hơn, mua 1 cái xe nhỏ hơn và có 1 ngôi nhà nhỏ hơn. Nhưng con sẽ hạnh phúc. Con sẽ rất hạnh phúc.

Vậy nên, điều hạnh phúc nhất ,đó là được làm việc mình thích, việc đam mê. Và tự nhiên qua thời gian rèn luyện, Bạn sẽ trở nên giỏi giang.

4. Giáo dục là giúp học sinh tìm ra thứ mình thật sự muốn làm. Vì chỉ khi đó, học sinh mới chủ động học hỏi suốt đời, không chỉ riêng 4 năm đại học.(3 chàng ngốc)

*

Tại sao lại có quá nhiều trường hợp học rất xuất sắc ở cấp 3 nhưng lên đại học và sau này ngày càng sa sút? Thực chất họ không hề yêu thứ họ làm, chỉ là họ đã được huấn luyện rất tốt. Rời bỏ sự huấn luyện đấy sẽ chẳng còn ràng buộc nào nữa. Nhưng giáo dục và giúp con người ấy tìm đc mong muốn của mình thì họ sẽ chủ động học hỏi mọi nơi, mọi lúc mà không cần ai kèm cặp, Rancho là một ví dụ điển hình, anh học mọi lúc, mọi nơi khi có thể và áp dụng những gì mình học.

Lời kết từ bộ phim “3 chàng ngốc”:

Chúng ta, những bậc làm cha làm mẹ ai cũng muốn con mình thành công trên chặng đường tương lai. Nhưng con người cũng giống như một loài cây, chúng cần được nuôi dưỡng đúng cách, ở nơi chúng thuộc về mới có thể cao lớn và phát triển đúng với tiềm năng của nó.

Thực chất, bậc cha mẹ chúng ta sẽ không bao giờ có thể theo sát con cái mình cả đời. Chúng ta kỷ luật sắt vs con cái ở cấp 1, rồi cấp 2 và cấp 3, nhưng rất nhiều học sinh xuất sắc ở cả 3 cấp lại thất bại ở trường đại học và sau này. Cốt không phải vì con cái chúng ta không đủ giỏi, không đủ thông minh mà bởi vì vô tình bậc cha mẹ chúng ta đã tước đi quyền tự quyết về cuộc đời của chúng. Chúng ta vô tình biến giáo dục thành “sự huấn luyện” – như con sư tử trong rạp xiếc đứng lên ngồi xuống.

Giáo dục là một hoạt động khó, giáo dục thực sự là làm cho bản thân con người ấy, đứa trẻ ấy biết mình muốn gì, ý thức được những việc nên làm, nên theo đuổi. Nếu làm được vậy, chúng ta sẽ chẳng cần phải theo dõi chúng, giám sát chúng hàng ngày mà tự bản thân con cái chúng ta sẽ luôn nỗ lực làm việc. Con sư tử đấy sẽ tự săn mồi cả đời.

Tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk không hề được cha mẹ kèm cặp cả ngày, không hề được bố hay nhà trường dạy chế tên lửa và xe điện. Nhưng ông ta luôn vùi đầu vào học tập từ khi bé, khi thiếu niên nghèo khó hay thậm chí sở hữu tài sản 200-300 tỷ đô như bây giờ. Cốt lõi là vì ông ta “biết mình muốn làm gì”.

Nhà khoa học, doanh ngân vĩ đại Edison thậm chí còn bị nhà trường đuổi học khi còn bé vì cho rằng quá nghịch và chậm phát triển. Ông được mẹ và người thân tạo điều kiện và tinh thần tự học. Đương nhiên sau này khi mẹ ông mất và không đồng hành cùng ông thì Edison vẫn có ý chí, nghị lực và khát khao học hỏi để vươn đến những đỉnh cao nối tiếp đỉnh cao trong giới kinh doanh cũng như khoa học đến tận sau này. Cốt lõi vì ông “Biết mình muốn làm gì”.

Leonardo Da Vinci được ví như thiên tài toàn năng nhất lịch sử nhân loại, ông tạo ra những tuyệt phẩm trong hội họa, những phát kiến khoa học đi trước thời đại hay những thiết bị quân sự tối tân, thậm chí Da Vinci còn đào mộ lấy xác chết lên để nghiên cứu y khoa khi thời điểm đấy hành động nghiên cứu y khoa kiểu này bị cấm. Da Vinci không hề được sinh trong dòng dõi quý tộc, mọi chặng đường học hành đều gian nan, thậm chí bị đuổi giết. Nhưng tại sao ông có thể đam mê, chăm chỉ làm việc và học tập liên tục để đạt được những thành tựu phi thường như vây? Vì ông “Biết mình muốn gì”.

Newton, Einstein, Buffett, Soros, Bill Gates,… rất nhiều vĩ nhân hay doanh nhân, tỷ phú đều có những câu chuyện tương tự, có thể xuất thân giàu có, có thể xuất thân nghèo khó. Nhưng đều có 1 điểm chung: ĐƯỢC TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ TÌM RA ĐIỀU MÌNH MUỐN LÀM.

Xem thêm: Cách Đeo Mica Đen De Tang Bố Không ? Cách Đeo Khăn Tang Của Người Việt Nam

Giáo dục chính là tạo điều kiện và giúp người ta tìm ra điều họ thực sự muốn làm, tự nuôi sống được bản thân và hạnh phúc khi được làm công việc ấy.