Quả chay là quả gì

Ở các vùng nông thôn Bắc Bộ, quả chay gắn bó với tuổi thơ biết bao thế hệ. Loại quả này không chỉ có hương vị ngon mà còn mang nhiều tác dụng sức khỏe. Vậy quả chay là quả gì, quả chay nấu món gì ngon nhất, cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bạn đang xem: Quả chay là quả gì


Quả chay là quả gì? Nguồn gốc của cây chayLợi ích của quả chay với sức khỏeQuả chay nấu món gì ngon nhất?

Quả chay là quả gì? Nguồn gốc của cây chay

Quả chay là quả gì?

Quả chay là quả của cây chay (một loại cây thân gỗ mọc ở khu vực miền núi phía Bắc của Việt Nam). Cây chay thường ra quả vào tháng 3 hoặc tháng 4 và thu hoạch vào mùa hè. Thông thường, quả chay có kích thước khá nhỏ và không hề có hình dạng nhất định. Khi non, quả chay có màu xanh, khi chín vỏ chay chuyển sang màu vàng, ruột hồng, ăn có vị chua ngọt.

*

Nguồn gốc của cây chay

Cây chay có tên khoa học là Artocarpus tonkinensis A. Chev. ex Gagnep. Ở Việt Nam cây chay còn được gọi với một số tên gọi khác là Chay ăn trầu, Chay vỏ tía, Chay bắc bộ… thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).

Cây chay là một loài cây lớn, cao khoảng 15 m. Thân cây vỏ xám, lá màu xanh lục, nhẵn mặt trên; mặt dưới có lông tơ màu hung. Dạng lá hình bầu dục; đầu lá nhọn mũi, dài khoảng 10 cm, rộng 5 cm. Cây chay có thể được trồng quanh năm, thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa. Cây chuộng đất feralit, đất sung tích, có tầng đất sâu dày, nhiều mùn và thoát nước tốt. Cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Bón lót phân hữu cơ. Chay thích hợp với khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, ưa sáng, ưa ẩm. Nên trồng cây ở nơi thoáng đãng, có diện tích rộng để cây phát triển tán.Cây chay gần như là loài cây đặc hữu chỉ có ở Việt Nam. Cây phân bổ tự nhiên chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Bắc Kạn, Lai Châu… Tuy nhiên hiện nay, cây đã được trồng và nhân giống ở nhiều tỉnh khác như Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Nam, Bắc Giang, Thanh Hóa cùng với các tỉnh ở miền Trung.

Quả chay ăn như thế nào?

Quả chay tươi chín ăn trực tiếp là ngon nhất, chay có vị chua chua, ngọt ngọt và mùi thơm quyến rũ khiến ai ăn cũng thích mê. Khi ăn bạn bỏ phần vỏ và phần cùi hạt bên trong là được. Nếu muốn lạ miệng hơn bạn có thể lấy quả chay dầm với đá, đường hoặc làm sinh tố đều rất ngon. Còn quả chay khô thường được sử dụng để kho cá, nấu canh chua, ngâm rượu…

*

Quả chay giá bao nhiêu 1kg?

Quả chay tươi: Tầm tháng 7, tháng 8 là mùa quả chay chín rộ, giá quả chay tươi tương đối rẻ, chỉ từ 15.000 – 30.000 đồng/kg. Thường các thương lái sẽ bán theo combo như 90.000 – 100.000 đồng/5kg chay chín tươi.

Quả chay khô: Quả chay chín tươi không bảo quản được lâu, do vậy nhiều hộ gia đình trồng thay vì bán trái chín thì thường hái khi trái còn xanh về thái thành các lát mỏng và đem phơi khô, đóng gói. Quả chay khô thường dùng để pha trà hoặc kho có, kho thịt, nấu canh chua rất ngon và thơm. Giá 1kg chay khô trung bình từ 200.000 – 300.000 đồng. Bạn có thể dễ dàng tìm mua chay khô tại các sàn thương mại điện tử.

*

Thành phần dinh dưỡng của quả chay

Trong 100g quả chay có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:

Vitamin A: 5 µgVitamin B1: 0.03mgVitamin B2: 0.02mgVitamin B3: 0.1mgVitamin B5: 0.2mgVitamin B6: 0.07mgVitamin C: 2mgVitamin E: 1.82mgVitamin H (Biotin): 25 µgβ-Carotene: 0.03mgAxit folic: 22 µgCanxi: 67mgSắt: 0.1mgPhốt pho: 18mgKali:2.2mgNatri:5.5mgĐồng: 0.01mgMagie: 17mgKẽm: 1.42mgSelen: 0.67µg

Ngoài những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như các loại axit amin, vitamin, chất khoáng, quả chay còn chứa axit citric, axit ambrein, axit kinin, men béo, albumoza, axit malic, axit citric, lipid enzyme, albumoza, men phân giải…

Lợi ích của quả chay với sức khỏe

Tốt cho hệ tiêu hóa

Axit malic, axit citric, lipid enzyme, albumoza, men phân giải… được tìm thấy nhiều trong quả chay kích thích cơ thể tiêu hóa thức ăn, kích thích ăn uống, do nó chứa nhiều loại chất béo cho nên có tác dụng nhuận tràng.

*

Tác dụng chống viêm

Viện Hoá học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến hành chiết tách và phân lập được 4 hoạt chất có trong quả chay là: Maesopsis, Alphitonin, Kaempferol, Artonkin. Đây là bốn hoạt chất hiếm tìm thấy trong tự nhiên, được cho là thành phần chính có tác dụng ức chế miễn dịch. Bốn chất này đều có hoạt tính chống viêm với các mức độ khác nhau. Trong đó chất mới Artonkin được chứng minh là một hoạt chất có tính ức chế sản sinh các Cytokine mạnh, vì vậy đây là chất ức chế miễn dịch mạnh và chống viêm mạnh nhất.

*

Ngăn ngừa ung thư

Trong quả chay chín có chứa chất benzaldehyde. Chính chất này có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế sự phát triển của ung thư hạch, ung thư vú. Ngoài ra, axit folic trong quả chay giúp sản xuất và duy trì các tế bào mới và đồng thời giúp ngăn ngừa những thay đổi ở DNA có thể dẫn đến ung thư.

*

Tốt cho tim mạch

Men béo, men phân giải trong quả chay có tác dụng giảm mỡ máu, và phân giải mỡ máu, giảm cholesterol tích đọng trong máu, từ đó giảm huyết áp, đề phòng bệnh vành tim.

Bên cạnh đó, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hóa học cũng thiết lập nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm về những ứng dụng của cây chay, quả chay trong điều trị các bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thần kinh tọa, nhược cơ,…

*

Phòng chống thiếu máu

Axit folic trong quả chay đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp các tế bào máu cho cơ thể, chúng giúp tạo ra các tế bào mới, bao gồm hồng cầu nên cần bổ sung đầy đủ axit folic cho mẹ bầu và thai nhi để ngăn được tình trạng thiếu máu, tránh xảy ra các trường hợp sảy thai, sinh non, dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai hoặc trẻ mới sinh ra mắc các bệnh về tim mạch, hở hàm ếch nếu mẹ thiếu axit folic nghiêm trọng.

*

Lưu ý: Ngoài quả chay thì rễ và lá cây chay cũng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Theo Đông y, lá và rễ cây Chay có thể dùng để sắc uống, có tác dụng chữa đau lưng, rong kinh, bạch đới; cha ông ta còn dùng quả chay để làm chắc chân răng. Đặc biệt, trong dân gian còn lưu truyền bài thuốc chữa tê thấp, mỏi lưng, đau gối rất hiệu quả từ cây Chay.

Quả chay nấu món gì ngon nhất?

Thường người ta sử dụng quả chay tươi còn xanh hoặc chay đã được phơi khô để chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn:

Canh chua quả chay

Khi được hỏi quả chay nấu món gì ngon nhất thì một trong những đáp án không thể bỏ qua đó là canh chua quả chay. Cách chế biến rất đơn giản, gồm các khâu:

Chuẩn bị nguyên liệu:

1kg cá chép1 – 2 quả chay tươi hoặc 8 – 10 lát chay khô3 – 4 quả cà chuaHành lá, thì là, ớt, hành khôDầu ănGia vị: muối, mắm, mì chính…

*

Cách làm:

Bước 1: Cá chép mổ sạch, loại bỏ vây và vảy xung quanh, cạo hết phần màng đen bên trong bụng cá, sau đó chà xát ít muối trắng lên để loại bỏ mùi tanh. Chặt ca thành từng khúc.

Bước 2: Hành khô bóc vỏ đập dập; Thì là rửa sạch, thái nhỏ; Cà chua bổ múi cau; Quả chay tươi thì thái thành lát mỏng (nếu là chay khô thì rửa sạch với nước lạnh là được).

Bước 3: Bắc chảo lên bếp rán cá hơi vàng thì tắt bếp, gắp cá ra đĩa. Lấy chảo vừa rán cá xong phi thơm hành khô, sau đó cho hành khô và cá cùng các nguyên liệu như cà chua, ớt, chay vào nồi, cho nước sôi sâm sấp cá. Đun sôi khoảng 20 – 30 phút rồi nêm nếm các gia vị mắm, mì chính, muối sao cho vừa ăn. Cuối cùng rắc ít hành lá, thì là lên là món canh chua quả chay đã được hoàn thành.

Cá kho quả chay

Chuẩn bị nguyên liệu:

500g cá trắm100g thịt ba chỉ2 quả chay tươi (nếu không có thì cho tầm 8 – 10 lát chay khô)2 quả cà chuaHành khô, gừng, ớtGia vị: mắm, muối, mì chính, hạt nêm, bột canh, đường

Cách làm:

Bước 1: Cá làm sạch, móc hết màng đen, ướp với 1/2 thìa cà phê bột canh, sau đó chiên sơ. Thịt ba chỉ rửa sạch thái miếng vừa.Bước 2: Rửa sạch cà chua, chay, gừng, ớt. Thái miếng cà chua lót dưới đáy nồi cho cá lên trên tiếp đến cho chay đã thái miếng, gừng hành khô đập dập, thịt ba chỉ, quả ớt, mắm, bột canh, mì chính.Bước 3: Dùng đường chưng thành nước màu đổ vào nồi cá, cho nước ngang mặt cá, đun to lửa cho sôi, sau đó cho nhỏ lửa đun 15 phút. Tắt bếp sau đó lại đun tiếp 15 phút, lập lại như vậy khoảng 4 lần cá đã mềm, nước gần cạn hết là đã hoàn thành. Cá nguyên miếng chắc vì quả chay có nhựa, nhưng thịt cá mềm lại vì có vị chua của quả chay.Lưu ý: Ngoài cá trắm thì bạn có thể sử dụng quả chay kho với nhiều loại cá khác như cá rô, cá thu, cá trôi, cá mè, cá bống… đều cho hương vị rất ngon.

*

Hướng dẫn ngâm rượu quả chay

Chuẩn bị nguyên liệu:

1kg quả chay tươi đã chín hoặc 200g quả chay khô300 – 400 gam đường trắng4 – 5 lít rượu trắng

Cách làm:

Bước 1: Trước tiên, bạn rửa sạch quả chay tươi và loại bỏ những quả dập nát hoặc thối rồi để cho quả chay thật ráo nước. Nếu là chay khô thì bạn chỉ cần rửa sạch với nước lạnh.Bước 2: Tiếp đến, bạn bổ quả chay tươi làm 2 hoặc làm 4 và lần lượt cho một lớp quả chay vào bình rồi lại rắc một lớp đường lên trên cho tới khi hết. Với chay khô thì bạn xếp từng lát vào rồi rải đường lên.Bước 3: Bạn đổ rượu trắng đã chuẩn bị vào bình ngâm và đậy nắp lại rồi đặt ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.Bước 4: Khoảng 3 tháng là bạn có thể thưởng thức rượu quả chay.Lưu ý: Bạn có thể ngâm rượu quả chay mà không cần cho đường nhé.

Những ai không nên dùng quả chay

Trong Đông Y, quả chay được chống chỉ định không sử dụng trong các trường hợp như gan nhiễm mỡ, xuất huyết não, người bị tiêu chảy phân loãng, người bị liệt: liệt toàn thân, liệt nửa người, liệt tay chân…

Cách bảo quản chay đúng cách

Đối với chay tươi: Sau khi mua về bạn có thể rửa sạch, lau khô, lấy khăn giấy quấn xung quanh và cho vào ngăn mát tủ lạnh, bảo quản ăn dần trong 1 tuần, đảm bảo quả vẫn tươi ngon.

Xem thêm: Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Khi Chuẩn Bị Mở Tiệm Nail Cần Mua Gì ?

Còn đối với quả chay khô: Mua về bạn cất trong túi nilong bọc kín hoặc trong hũ nhựa/thủy tinh đậy nắp kín. Khi nào sử dụng thì lấy một ít ra rồi tiếp tục cất kỹ. Để quả chay khô ở nơi khô ráo, không tiếp xúc với môi trường ẩm ướt dễ khiến chay khô bị mốc và hư hỏng.

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về quả chay, thành phần dinh dưỡng, tác dụng của quả chay cũng như giải đáp thắc mắc quả chay nấu món gì ngon nhất. Đừng quên áp dụng các công thức chế biến món ngon từ quả chay bài viết gợi ý trên đây để mang đến bữa cơm gia đình ngon miệng nhé!