Tam giác quỷ ở đâu

Mặc dù đa số đều từng nghe tới Tam giác quỷ Bermuda, nơi tàu và máy bay biến mất bí ẩn trên Đại Tây Dương nhiều chục năm qua, nhưng không phải ai cũng biết có một nơi tương tự ở Nevada, Mỹ.


*
Sơ đồ tam giác Nevada. Ảnh: The Sun
Theo trang legendofamerica.com, khu vực tam giác quỷ Nevada nằm ở dãy núi Sierra Nevada tại bang Nevada và California. Khoảng 2.000 máy bay đã mất tích ở đây trong khoảng 80 năm qua. Ở khu vực có người ở nhưng hẻo lánh này, có hơn 40.233km sa mạc núi và nhiều hiện trường tai nạn máy bay không bao giờ được tìm thấy.

Bạn đang xem: Tam giác quỷ ở đâu

Tam giác Nevada có một đỉnh nằm tại Las Vegas ở phía đông nam Nevada, một đỉnh ở Fresno thuộc phía tây California và một đỉnh ở Reno phía trên cùng Nevada. Trong khu vực hoang dã này có Khu vực 51 bí ẩn, căn cứ không quân tối mật của Mỹ. Ngoài hàng chục thuyết âm mưu như vật thể bay không xác định, các hoạt động dị thường quanh Khu vực 51, có nhiều giả thiết tương tự liên quan tới tam giác Nevada.

Nhiều máy bay do các phi công lão luyện điều khiển trong suốt nhiều chục năm qua đã biến mất trong các tình huống bí ẩn và trong nhiều vụ, người ta không bao giờ tìm thấy xác máy bay.


*
Ông Steve Fossett. Ảnh: EPA

Về sau, vào ngày 29/9, chứng minh thư của Fossett được một người leo núi phát hiện tại dãy núi Sierra Nevada ở California. Vài ngày sau, người ta tìm thấy khu vực máy bay rơi, cách vị trí cất cánh ban đầu 104km. Họ tìm thấy hai mảnh xương cách vị trí máy bay rơi 800m. Người ta xác định đây là xương của Steve Fossett.


*
Xác máy bay của ông Fossett. Ảnh: EPA

Một trong những vụ máy bay mất tích đầu tiên ở “tam giác quỷ” Nevada xảy ra cách đây 78 năm khi chiếc máy bay ném bom B-24 lao xuống dãy núi Sierra Nevada năm 1943. Máy bay này cất cánh ngày 5/12, có cơ trưởng là Trung úy Willis Turvey, cơ phó là Trung úy Robert M. Hester, chở theo bốn thành viên phi hành đoàn nữa là Trung úy William Thomas Cronin – hoa tiêu, Trung úy Ellis H. Fish – người cắt bom, Trung sĩ Robert Bursey – kỹ sư; và Trung sĩ Howard A. Wandtke, người vận hành vô tuyến. Chuyến bay là một nhiệm vụ huấn luyện ban đêm thường lệ, xuất phát từ căn cứ Hammer Field ở Fresno, bang California để tới Bakersfield và Tucson rồi quay lại.

Theo điều tra về vụ mất tích của chiếc máy bay ném bom thứ hai, Darden đã gặp nhiễu loạn do gió to và bắt đầu mất áp suất thủy lực. Khi Darden nhìn thấy phía trước như là khoảng rừng thưa phủ tuyết, anh đã bảo phi hành đoàn nhảy ra, nhưng chỉ có hai người nhảy. Điều tra cho thấy phi công chắc hẳn đã nhầm mặt hồ đóng băng với khoảng rừng phủ tuyết. Tuy nhiên, hai người nhảy dù ra khỏi máy bay và sống sót cho biết mặt hồ không bị đóng băng. Khi máy bay được tìm thấy, nó đang nằm ở độ sâu 60m dưới mặt nước và 5 thành viên phi hành đoàn còn lại vẫn ở nguyên vị trí.

Trong khi đó, ông Clinton Hester, cha của cơ phó Robert Hester trong vụ máy bay mất tích đầu tiên, bắt đầu tự tìm con trai và cuộc tìm kiếm này kéo dài 14 năm. Khi ông chết vì đau tim năm 1959, ông vẫn chưa tìm thấy con trai hay bất kỳ bằng chứng nào về máy bay mất tích. Tuy nhiên, một năm sau, chiếc máy bay được các nhà nghiên cứu Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ tìm thấy hồi tháng 7/1960 khi họ đang làm việc tại một khu vực hẻo lánh ở High Sierra, phía tây hẻm núi LeConte ở Công viên Quốc gia Hẻm núi Kings và Sequoia.

Tại đây, họ tìm thấy xác máy bay trong và gần một cái hồ không tên. Về sau, các điều tra viên Lục quân Mỹ cho biết xác máy bay chính là chiếc máy bay ném bom đầu tiên mất tích mà Willis Turvey và Robert M. Hester điều khiển. Ngày nay, cái hồ này được gọi là Hester.

Steeves kể lại rằng khi một cái gì đó trong máy bay phát nổ, anh ngất trong giây lát nhưng kịp thời tỉnh lại để nhảy ra khỏi máy bay, bị thương nặng ở cả hai mắt cá chân khi tiếp đất. Dùng dù để giữ ấm, anh đã bò suốt 32km trong thời tiết băng giá ở độ cao khoảng 3.600m trong 15 ngày mà không có đồ ăn hay nơi trú ngụ. Cuối cùng, anh tới một cabin bỏ hoang của Cơ quan Công viên Quốc gia, tìm thấy vài lon thức ăn đóng hộp và thiết bị câu cá. Sau đó, Steeves sống sót bằng câu cá, săn nai bằng khẩu súng lục.

Sau khi lấy lại sức, Steeves tìm cách tìm đường về thế giới văn minh. Trong thời gian về, anh suýt chết đuối trên sông Kings, rồi tình cờ gặp một người và đã được người này cho đi nhờ ngựa.


Steeves rõ ràng là một người dũng cảm nhưng một số người nghi ngờ câu chuyện của anh do anh biến mất vào giữa thời điểm Chiến tranh Lạnh và vì không thể tìm thấy xác máy bay. Mãi tới năm 1977, vòm kính che buồng lái máy bay mới được tìm thấy nhưng xác máy bay thì không ai biết ở đâu.

Năm 1941, Trung úy Leonard C. Lydon nhảy dù thoát thân sau khi phi đội máy bay chiến đấu của Lục quân Mỹ lạc hướng trên núi. Chiếc P-40 rơi trong vòng 1,6km tại nơi anh hạ dù xuống Công viên Quốc gia Hẻm núi Kings và Sequoia. Tới tận ngày nay, xác máy bay vẫn chưa được tìm thấy.

Một vụ nổi tiếng nữa là vụ phi công Charles Ogle mất tích sau khi cất cánh từ Oakland, California hồi tháng 8/1964. Ogle biến mất khi trên đường tới Las Vegas, Nevada. Không ai hay tin gì về Ogle và chiếc máy bay từ đó.


*
Núi Alice và Temple Crag trên dãy Sierra Nevada. Ảnh: Commons

Vậy chuyện gì đã khiến máy bay mất tích ở “tam giác quỷ” Nevada? Một số người theo thuyết âm mưu nói rằng lý do có quá nhiều máy bay biến mất là do liên quan tới Khu vực 51, nơi Không quân Mỹ thử nghiệm máy bay bí mật. Nhưng, nhiều chuyên gia cho rằng các vụ biến mất này là do điều kiện khí quyển và địa lý khu vực.

Dãy núi Sierra Nevada chạy vuông góc với dòng tia (các luồng gió thổi nhanh trong các dòng hẹp tồn tại ở khí quyển Trái Đất). Dòng tia, hay còn gọi là gió mạnh Thái Bình Dương, kết hợp với đỉnh núi cao và dãy núi hình chữ V đã tạo ra các cơn gió không ổn định, khó lường và các luồng gió ập xuống. Hiện tượng thời tiết này đôi khi được gọi là “sóng núi”, nơi máy bay bị hất văng và lao xuống.

Xem thêm: 20 Ca Sĩ Nhạc Đồng Quê Mỹ Bất Hủ Thế Kỷ 20, Nhạc Đồng Quê

Các giả thiết khác gồm lỗi của phi công. Người thiếu kinh nghiệm có thể không biết xử lý tình huống khi rơi vào vùng nhiễu loạn và mất phương hướng trên địa hình núi.