THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA NGÔ

Trong bắp ngô chứa ít tinh bột, ít chất béo, phù hợp với người giảm cân. Đồng thời, trong bắp ngô còn có nhiều loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C giúp đẹp da, tăng cường sức đề kháng, giảm cholesterol, tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch…


1. Thành phần chất dinh dưỡng trong bắp ngô

Ngô có nguồn gốc từ Trung Mỹ, sau đó được các nhà thám hiểm đưa về Tây Ban Nha. Những hạt ngô có vị ngọt thanh, hạt ngô béo tròn là nguyên liệu chế biến nhiều món ngon.

Bạn đang xem: Thành phần dinh dưỡng của ngô

*
Ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng tốt cho cơ thểDinh dưỡng cơ bản có trong 100g ngôNăng lượng: 86 KcalCarbohydrate: 18,70 gChất đạm: 3,27 gTổng số chất béo: 1,35 gCholesterol: 0 mgChất xơ: 2,0 gCác loại Vitamin có trong 100g ngôVitamin B9: 42 µgVitamin B3: 1.770 mgVitamin B5: 0,717 mgVitamin B6: 0,093 mgVitamin B2: 0,055 mgVitamin B1: 0,155 mgVitamin A: 187 IUVitamin C: 6,8 mgVitamin E: 0,07 mgVitamin K: 0,3 µgCác khoáng chất có trong 100g ngôNatri: 15 mgKali: 270 mgCanxi: 2 mgĐồng:0,054 mgSắt: 0,52 mgMagiê : 37 mgMangan: 0,163 mgSelen: 0,6 µgKẽm: 0,46 mgCarotene-ß: 47 µgCaroten-α: 16 µgCryptoxanthin-ß: 115 µgLutein-zeaxanthin: 644 µg

2. Ăn bắp ngô có tác dụng gì? Ăn ngô có tốt không?

Tốt cho tiêu hóa

Ngô giàu chất xơ ăn kiêng, chứa cả sợi hòa tan và không hòa tan. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ không hòa tan cao, giúp ngăn ngừa táo bón và các vấn đề về đường ruột bằng cách thúc đẩy phân mềm và cồng kềnh có thể di chuyển dễ dàng qua ruột. Điều này giúp tránh hội chứng ruột kích thích và tiêu chảy. 

Với sự di chuyển dễ dàng của phân, có thể tránh được nhiều vấn đề về tiêu hóa như táo bón, trĩ và ung thư ruột kết. Chất xơ hòa tan trong ngô giúp ngăn sự hấp thu cholesterol bằng cách biến nó thành một sự giống nhau giống như gel.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Khi lượng đường trong máu tăng cao thì dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp và các gốc tự do làm cho tình trạng thiếu oxy trở nên trầm trọng hơn. Các anthocyanin và flavonoid có trong ngô là những chất chống lại gốc tự do mạnh. Chúng loại bỏ các gốc tự do, cải thiện lưu lượng máu, bảo vệ tế bào tuyến tụy, tăng tiết insulin và ngăn ngừa suy thận.

Chống ung thư hiệu quả

Trong hạt ngô có chứa rất nhiều chất beta-cryptoxanthin, một loại carotenoid có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả. Một nghiên cứu kéo dài nhiều năm ở 63.000 người trưởng thành tại Trung Quốc cho thấy, những người có chế độ ăn nhiều beta-cryptoxanthin giảm được 27% nguy cơ ung thư phổi. Một nghiên cứu khác, ở 35.000 người tham gia cho biết, những người ăn thực phẩm nguyên hạt như ngô giảm được đáng kể nguy cơ ung thư vú. Lý do là trong bắp ngô có chứa hàm lượng cao chất xơ cũng như chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị ung thư. (Tìm hiểu thêm về các loại hoa quả có tác dụng chống ung thư Tại đây)

Cải thiện não bộ

Thiếu vitamin B1 sẽ khiến bạn luôn trong tình trạng đầu óc mệt mỏi, thiếu tập trung và giảm trí nhớ. Vitamin B1 có nhiều trong ngô sẽ cung cấp acetylcholine (chất truyền tín hiệu trong thần kinh) giúp cải thiện chức năng não bộ và cải thiện trí nhớ.

Giảm cholesterol

Ngô ngọt giàu vitamin C, carotenoids (là những chất có màu vàng, cam và hơi pha đỏ, có nhiều trong thực vật) và bioflavonoids (là chất có trong vỏ của các loại trái cây họ cam quýt xanh) giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh bằng cách kiểm soát mức cholesterol và tăng lượng máu. Dầu ngô có khả năng làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong cơ thể bạn.

Giảm viêm

Viêm là cách cơ thể bạn đối phó với các mối đe dọa như mầm bệnh, gốc tự do, kim loại nặng, chất trung gian độc hại, quá liều, thiếu hụt, kích thích bên ngoài và bất kỳ căng thẳng sinh lý bất lợi nào khác.

Các protein và chất phytochemical có trong ngô có tác dụng bảo vệ cho cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây viêm. Các flavonoid như quercetin, naringenin và lutein cùng với anthocyanin cũng ức chế sự kích hoạt của một số gen gây viêm và cơ chế tế bào. Theo lý thuyết này, chế độ ăn giàu ngô có thể làm giảm táo bón, hen suyễn, viêm khớp, bệnh ruột kích thích và viêm da.

Cải thiện thị lực

Lutein và zeaxanthin là hai caroteno đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thị lực. Sự thiếu hụt các carotenoit này gây ra đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và các rối loạn nhãn khoa do tuổi tác.

Ngô chứa 21,9 μgg lutein và 10,3g zeaxanthin, cùng với ß-cryptoxanthin và ß-carotene. Hàm lượng carotene được phát hiện chứa nhiều nhất trong ngô vàng và thấp nhất trong ngô trắng và xanh. (Tìm hiểu thêm về các loại hoa quả tốt cho mắt Tại đây)

Có thể bạn cũng quan tâm:

3. Cách chọn bắp ngô ngon và tươi lâu

Bạn nên chọn những bắp ngô tươi, lớp vỏ ngoài màu xanh chưa bị khô, râu bắp vẫn còn độ mềm mượt , cuống không được thâm hay héo. Đặc biệt lớp vỏ ngoài phải ôm chặt lấy bắp. Đồng thời, hạt ngô phải mẩy, đều, bóng và thẳng tắp. Không nên chọn bắp quá to, nên chọn những bắp thon dài vừa phải.

Nếu muốn bảo quản ngô lâu, hãy cho vào ngăn mát tủ lạnh, để cả lớp lá bọc bên ngoài, làm vậy để giữ được hương vị, mùi vị và độ ẩm. Để như vậy sẽ bảo quản được trong khoảng 1 tuần. 

4. Cách ăn bắp ngô đúng cách

Ngô có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, sẽ có một số tác hại không mong muốn như sau:

Gây dị ứng ở một số người: Một số người có thể bị dị ứng sau khi ăn ngô như phát ban, sưng màng nhầy, nôn mửa. Nhiều người còn bị hen, sốc phản vệ sau khi ăn bắp. Do đó, nếu ăn ngô mà thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu dị ứng, bạn cần ngừng lại ngay và đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.Gây bệnh nứt da: Khi ăn quá nhiều ngô, bạn dễ bị nứt da ở tay chân, thậm chí khắp người. Nguyên nhân là ngô thiếu các axit amin như lysine, tryptophan và niacin – giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nứt da.Cản trở hấp thụ canxi, sắt: Trong lương thực thô có chứa axit phytic và chất xơ, kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa, gây cản trở việc cơ thể hấp thụ khoáng chất.Chảy máu dạ dày: Bệnh nhân xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản hay loét dạ dày, tiếp nạp lượng lớn lương thực thô dễ gây giãn nứt tĩnh mạch và chảy máu dạ dày.Đầy hơi, chướng bụng: Lượng tinh bột quá nhiều trong ngô sẽ khiến sản sinh ra nhiều khí trong ruột và bạn luôn có cảm giác đầy hơi, khó tiêu là vì vậy nếu bạn ăn quá nhiều loại hạt này.

5. Cách làm món ăn ngon chế biến từ bắp ngô

Ngô luộc

Ngô luộc là món ăn vừa đơn giản lại vừa dễ ăn, phù hợp với tất cả mọi người. Hạt ngô có vẻ ngoài béo tròn, vỏ vàng óng, bên trong thịt hạt ngô dẻo thơm, chưa kể nước luộc ngô ngọt lịm là món yêu thích của nhiều người. 

*
Ngô luộc thơm ngon, dễ ăn, phù hợp với nhiều người

Tuy nhiên, để luộc ngô ngon, bạn cần thực hiện các thao tác như sau:

Ngô mua về tách vỏ già ở ngoài, giữ lại lớp áo non, phần áo non để ngô duy trì độ ẩm tốt hơn giúp hạt ngô mềm và không bị khô cứng. Đặc biệt, không được bỏ râu ngô đi vì nó sẽ làm bắp luộc ngọt hơn, thơm hơn và có tác dụng giải nhiệt rất tốt cho cơ thể.Rửa ngô cho sạch rồi xếp so le bắp vào nồi để ngô chín đều vì ngô rất nhanh chín. Tiếp theo dùng tay ấn ngô xuống cho sát với râu ngô và cho nước vào.Đổ nước khoảng 1/3 so với lượng ngô đang có trong nồi. Nhớ là không cho quá nhiều nước, nước càng nhiều thì vị ngọt của ngô càng giả. Đừng quên cho một vài tấm mía chẻ nhỏ vào nồi luộc ngô, việc này sẽ giúp ngô mềm ngọt hơn. Đậy nắp lại và luộc ngô trong khoảng 25-30 phút là chín.

Sữa ngô

Sữa ngô có thể dùng nóng hoặc lạnh. Sữa có thể bảo quản trong tủ lạnh 2 ngày. Sữa ngô thơm ngon và bổ dưỡng phù hợp với trẻ em, người già và những người gầy.

*
Sữa ngô rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Nguyên liệu:

4 bắp ngô500ml sữa tươi30g đường

Cách làm:

Bắp ngô bóc vỏ, tách lấy phần hạt rồi cho vào xay nhuyễn.Đun sôi phần ngô vừa xay với sữa, đường và khuấy đều.Dùng rây lọc bỏ bã.

Ngô nướng mỡ hành

*
Ngô nướng mỡ hành là món ăn vặt thơm ngon

 

Nguyên liệu:

NgôHành, bơ 

Cách làm:

Bạn chọn bắp ngô nếp hoặc ngô vàng tùy sở thíchLàm dầu hành: hành rửa sạch cắt nhỏ cho vào chén, thêm đường, muối và nước mắm, ít ớt nếu thích cay. Cho dầu vào chảo thêm ít bơ nấu sôi cho vào chén hành trộn đều.Ngô nướng chín trên bếp than hay bếp ga đều ngon. Ngô lột bớt vỏ rồi cho lên bếp nướng gần chín, sau đó lột bỏ vỏ nướng tiếp cho ngô chín hoàn toàn.Phết đều dầu hành là có thể dùng ngay. Hoặc bạn có thể dùng dao cắt lấy hạt cho ra chén cho dầu hành thêm ít ruốc nếu thích.

Chè bắp trân châu

*
Món chè bắp trân châu thơm ngon béo ngậy giải nhiệt ngày hè rất tốt

Nguyên liệu:

2 trái bắp100gr đường phèn2 lá dứa buộc lại1 chút muối100gr bột năng100ml nước sôi.

Cách làm:

Bước 1: Nước nấu thật sôi sau đó cho từ từ vào tô đựng bột năng, dùng đũa khuấy đều, khi bột còn ấm ấm thì dùng tay nhồi cho thành 1 khối dẻo.Bước 2: Ngắt từng viên bột và đem luộc chín. Bắp rửa sạch rồi bào mỏng, phần lõi bắp giữ lại để nấu cùng.Bước 3: Bắc nồi nuớc khác lên bếp rồi cho lõi bắp vào nấu sôi để nuớc được ngọt hơn. Vớt ra cho bắp bào vào nấu cho bắp chín mềm. Sau đó cho đường phèn + chút muối + trân châu đã luộc + lá dứa. Nấu cho chè sôi lên vài phút là tắt bếp.Bước 4: Nấu nước cốt dừa: Nước cốt dừa cho vào nồi + đường + chút muối + bột bắp hòa tan. Khuấy đều và nấu cho sôi là tắt bếp, để nguội.

Ngô chiên bơ

*
Ngô chiên bơ ăn rất thơm và ngon ngọt phù hợp ăn trong thời tiết se lạnh

Nguyên liệu:

2 bắp ngô ngọtBột năng, bột chiên giòn, bột sư tử1 lòng trắng trứngBơ

Cách làm:

Ngô tách lấy hạt, trần 3 phút trong nước sôi.Trộn ngô với các loại bột, trứng và đảo đều để bột bám hết vào hạt ngô.Dùng muôi thủng hoặc rổ mắt mắt nhỏ sàng bỏ bớt bột thừa không bám vào ngô trước khi chiên.Chiên ngô trong chảo ngập dầu với bơ.Ngô chín vàng đều thì bỏ ra đĩa có lót giấy thấm dầu và thưởng thức ngay khi còn nóng.

6. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến bắp ngô

Bà bầu ăn ngô có sao không?

Ngô mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu như sau:

Tốt cho hệ tiêu hóa: Ngô giàu chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Mẹ bầu ăn ngô có thể phòng ngừa các vấn đề của hệ tiêu hóa như táo bón, trĩ trong thai kỳ.Cải thiện thị lực thai nhi: Ngô giàu vitamin A, beta carotene, chất chống oxy hóa như lutein, xanthine, giúp cải thiện thị lực thai nhi.Tăng cường miễn dịch: Ngô giàu beta carotene – một chất sẽ chuyển hóa thành vitamin A để cung cấp cho cơ thể. Vitamin A này giúp bảo vệ màng thai và da thai nhi, ngoài ra còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Giàu folate, axit folic, mẹ bầu ăn ngô không chỉ giúp thai nhi phát triển trí não mà còn ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh tủy sống.Giúp kiểm soát cân nặng: Giàu chất xơ, protein, nước, ngô cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất nhưng lại không làm mẹ bị tăng cân.

Mặc dù ngô rất tốt cho mẹ bầu, tuy nhiên, ngô cũng có thể khiến mẹ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe nếu mẹ ăn ngô chưa chín, ăn quá nhiều hoặc chỉ ăn ngô mà bỏ qua các loại thực phẩm khác.

Bé ăn ngô có tốt không? 

Một số chuyên gia gợi ý, cha mẹ chỉ nên cho bé ăn ngô khi bé được khoảng 1 tuổi. Nguyên nhân là do ngô có khả năng gây dị ứng cao; đồng thời, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hóc cho bé. Bé trên 1 tuổi có thể ăn ngô theo hình thức bốc tay (ăn từng hạt nhỏ) hoặc ngô được nấu chín và nghiền thành hỗn hợp sền sệt.

Ăn ngô có béo không?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong một hạt bắp sẽ có 2g chất béo, 41g carbohydrate, 5g chất xơ và 5g protein. Nước chiếm 114g trong tổng cộng trọng lượng. Các chất béo trong ngô là chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, bao gồm 29.5 mg axit béo omega – 3 và 961 mg axit béo omega – 6. Hơn nữa, bắp luộc không chứa muối hay natri. Đây đều là những chất tốt cho cơ thể.

Lượng vitamin E trong mầm bắp có khả năng thúc đẩy sự phân chia tế bào, ngăn ngừa nếp nhăn trên da, chính vì thế mà ăn bắp sẽ mang lại cho bạn một làn da đẹp. Chắc hẳn bạn sẽ rất dễ dàng nhận thấy một điều, đó là: thể tích hạt bắp sau khi nổ thành bỏng ngô thường rất lớn, sau khi ăn có thể giúp chống lại những cơn đói. Chính vì thế mà loại thực phẩm này đặc biệt thích hợp cho những ai đang tìm kiếm cho mình một phương pháp giảm cân hoàn toàn tự nhiên và dễ thực hiện.

Xem thêm: Cách Sắp Đặt Bàn Thờ Thần Tài Đúng Chuẩn "Tiền Vào Như Nước"

Bị mụn có ăn bắp ngô được không?

Bắp ngô là một trong những thực phẩm mà bạn cần tránh nếu không muốn các nốt mụn trứng cá mau lành. Trong bắp ngô có nhiều tinh bột. Mặc dù đây là một thành phần phổ biến trong khẩu phần ăn và nguồn năng lượng thiết yếu của cơ thể, nhưng nó cũng chứa nhiều carbohydrate không tốt cho làn da mụn. 

Carbonhydrate có thể kích thích mức insulin trong máu khiến mụn trứng cá phát triển mạnh mẽ hơn, tăng nguy cơ viêm da trầm trọng hơn và khiến mụn lâu lành hơn. Thay vì ăn bắp ngô, bạn có thể nấu nước râu bắp để uống sẽ giúp thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể, làm mát máu và giúp mụn trứng cá nhanh xẹp hơn.

Bắp ngô có nhiều chất dinh dưỡng, là thực phẩm tốt cho chế độ giảm cân. Bắp ngô có thể chế biến nhiều món ăn thơm ngon khác nhau. Tuy nhiên, nên ăn lượng vừa phải, không ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu và bị mụn.