Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam

Thực ra Hải quân đánh bộ hay Thuỷ quân lục chiến hoặc Lính thuỷ đánh bộ chỉ khác nhau ở cách gọi. Nhóm chuyên gia quân sự công bố đáp án và trao giải như sau.

Bạn đang xem: Thủy quân lục chiến việt nam


ĐÁP ÁN:

Thực ra Hải quân đánh bộ hay Thuỷ quân lục chiến hoặc Lính thuỷ đánh bộ chỉ khác nhau ở cách gọi.

Đó đều là những đơn vị được trang bị và huấn luyện đặc biệt để chiến đấu trong thành phần lực lượng đổ bộ đường biển (độc lập hoặc hiệp đồng với lục quân); tham gia phòng thủ bờ biển, hải đảo, cảng, căn cứ hải quân và thực hiện những nhiệm vụ khác.

Những đơn vị này thường gồm một số phân đội bộ binh và các phân đội xe tăng, pháo binh, phòng không, công binh; các phương tiện lội nước,... đáp ứng yêu cầu tác chiến đổ bộ đường biển. Có lẽ cách gọi phù hợp nhất đối với những đơn vị này là Bộ binh hải quân.



Hải quân đánh bộ, Thuỷ quân lục chiến hay Lính thuỷ đánh bộ đều có điểm chung là được đưa đến chiến trường bằng tàu của Hải quân, được chi viện hoả lực bằng pháo, tên lửa của tàu chiến và không quân hải quân.

Chính vì vậy, những đơn vị mang các danh xưng kể trên hầu hết đều được biên chế như một binh chủng của quân chủng hải quân.

Tuy nhiên ở một số nước có tiềm lực quân sự mạnh và đi kèm đó là khả năng tung sức mạnh đi khắp thế giới như Mỹ thì Lính thuỷ đánh bộ được coi như một quân chủng riêng.

Dù vậy, họ vẫn duy trì cơ chế vừa trực thuộc thẳng Tham mưu trưởng liên quân vừa trực thuộc Bộ Hải quân.

Những nước có lực lượng bộ binh hải quân sớm nhất là Anh năm 1664, Nga năm 1705, Mỹ năm 1775. Ở Việt Nam, đơn vị Hải quân đánh bộ đầu tiên được thành lập năm 1975.


*

TRAO THƯỞNG:

Hai bạn đọc Tâm Minh và Tường Lê đều có những câu trả lời hay, xứng đáng được trao giải. Sau khi thảo luận, nhóm chuyên gia đánh giá câu trả lời của bạn Tâm Minh xuất sắc hơn, sát với câu hỏi hơn và quyết định trao giải thưởng 200.000 VNĐ, còn bạn Tường Lê được 100.000 VNĐ.

Chúc mừng hai bạn.


*

Dưới đây là câu trả lời của 2 bạn:

Cần phân biệt 3 khái niệm:Marine Corp: là binh chủng hợp thành hoàn chỉnh dưới nước để tổ chức tác chiến trên mặt đất và trên không từ mặt nước nhằm chiếm lĩnh trận địa mặt đất. Lực lượng này là một quân chủng đầy đủ.

Marine Infantry: là lực lượng vũ trang lưỡng cư hoàn chỉnh triển khai từ mặt nước lên mặt đất để tác chiến chiếm lĩnh trận địa mặt đất.

Naval Infantry: là lực lượng vũ trang lưỡng cư phối hợp với hải quân để tác chiến chiếm lĩnh trận địa mặt đất từ mặt nước.

Rất nhiều quốc gia gọi lực lượng của họ là Marine Corp nhưng thực ra chỉ là Marine Infantry hay Naval Infantry mà thôi. Đôi khi có nhiều quốc gia có cách tổ chức không giống 1 trong 3 hình thái trên.

Trong số các cường quốc thì Nga có hình thái tổ chức kiểu Marine Infantry. Người Nga tự gọi họ là Морская пехота, tức là Marine Corp nhưng tổ chức chưa thể độc lập. Họ tổ chức lực lượng này thành các liên đoàn trực thuộc các hạm đội.

Trong các liên đoàn có cả không quân tiền tuyến và pháo binh, phòng không và đặc nhiệm dù. Các liên đoàn này tác chiến chiếm lĩnh trận địa trên bộ để thực hiện nhiệm vụ của hải quân.

Thuỷ quân lục chiến Tây Ban Nha, một lực lượng TQLC lâu đời nhất, trực thuộc hải quân hoàng gia Tây Ban Nha.

Họ tự gọi mình là “Infantería de Marina”, nhưng lại không tổ chức các đơn vị phối thuộc như pháo binh, công binh…để trở thành một lực lượng chiến đấu trên bộ hoàn chỉnh mà chỉ có các đội tàu đổ bộ và xe chiến đấu lưỡng cư. Royal Marine Corp của Anh cũng có cách tổ chức tương tự.

Trong quân đội Israel và Hy Lạp, thuỷ quân lục chiến là một binh chủng trực thuộc lục quân. Lực lượng này triển khai tác chiến trên bộ từ mặt nước bằng phương tiện của hải quân. Đây là hình thái tổ chức phục vụ cho mô hình bộ tư lệnh chiến dịch kiểu Mỹ.

Trong quân đội cộng hoà Pháp, lực lượng này bao gồm hai thành phần là Marins Fussiliers là lực lượng đặc nhiệm thuộc quân chủng hải quân.

Họ sử dụng trang bị hoả lực cá nhân để bảo vệ căn cứ, tàu bè và các phương tiện khác của hải quân và vài nhiệm vụ khác; Troupes de Marine (lại) trực thuộc quân chủng lục quân là lực lượng viễn chinh của Pháp được triển khai chiến đấu trên bộ từ mặt nước bằng phương tiện của hải quân.

Ba Lan cũng có cách tổ chức tương tự nhưng không nhấn mạnh năng lực viễn chinh mà họ chỉ có đội đặc nhiệm thuộc hải quân và các lữ đoàn thuỷ quân lục chiến trực thuộc lục quân giữ nhiệm vụ phòng thủ bờ biển, bảo vệ căn cứ hải quân.

Trong quân đội Hoa Kỳ, Marine Corps là quân chủng thuỷ quân lục chiến hoàn chỉnh có cả lực lượng đặc nhiệm riêng, được trang bị từ phương tiện đổ bộ đến hoả lực không yểm tiền duyên, pháo binh, phòng không, không quân tiêm kích, không vận, tàu đổ bộ, hậu cần, công binh, quân y, thông tin và tác chiến điện tử, học viện đào tạo…

Họ thường tác chiến hiệp đồng với hải quân từ các tàu mẹ LHA/LHD khi viễn chinh nhưng vẫn có thể tổ chức tác chiến đổ bộ độc lập dựa vào tàu đổ bộ và tàu đệm khí, xe bọc thép lưỡng cư, không vận, pháo binh, không yểm...

Trung Quốc cũng có cách thức tổ chức TQLC trực thuộc hải quân nhưng có thể coi họ là Marine Infantry hơn là Naval Infantry và đang tiến đến tầm Marine Corp.

Hầu hết các nước còn lại trên thế giới thì thuỷ quân lục chiến đều là binh chủng thuộc quân chủng hải quân và tổ chức như Naval Infantry dù họ gọi mình là Marine Corp.

Như vậy, có thể coi Marine Corp là một khái niệm rộng hơn, bao hàm cả Naval Infantry hay thậm chí Marine Infantry.

Hải quân đánh bộ Việt Nam hiện nay gồm 2 lữ đoàn 147, lữ đoàn 101 cùng với lữ đoàn đặc công hải quân 126. Đây là binh chủng trực thuộc quân chủng hải quân. Phối thuộc chiến đấu trong các lữ đoàn HQĐB này chỉ có pháo binh, pháo cao xạ, MANPAD và các đoàn xe bọc giáp.

Lực lượng này chủ yếu phòng thủ bảo vệ vùng bờ biển và tái chiếm các đảo nhỏ.

Việc gọi là hải quân đánh bộ thứ nhất là vì thuộc hải quân; thứ hai là vì lực lượng này là lực lượng lính thuỷ chưa hoàn chỉnh mà chỉ là lính hải quân phụ trách các vùng chiến đấu liên quan đến biển, ven biển và các đảo nhỏ.

Đây chỉ là Naval Infantry, hải quân đánh bộ đúng với nghĩa đen của cụm từ đó.

1 - Về thuật ngữ quân sự:Thủy quân lục chiến (TQLC) là lực lượng quân sự thường trực thực hiện nhiệm vụ cơ bản là tấn công từ biển (hải) vào đất liền (bộ).

Hải quân đánh bộ (HQĐB) là lực lượng quân sự thường trực thực hiện nhiệm vụ cơ bản là bảo vệ - phòng thủ bờ biển, vùng biển, cầu cảng và hải đảo.

Binh chủng Hải Quân đánh bộ Việt Nam (HQĐBVN) là lực lượng quân sự được giao nhiệm vụ cơ động bảo vệ vùng biển, bảo vệ các đảo/bãi đá, cầu cảng thuộc chủ quyền.

Khi có xung đột quân sự, lực lượng này sẽ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đổ bộ hoặc tấn công bằng đường biển lên đất liền, đảo/bãi đá, cầu cảng đã bị các thế lực khác xâm phạm chủ quyền, chiếm đóng trái phép.

2 - Về nhiệm vụ chính trị trong bối cảnh lịch sử:

Vùng Biển đảo của Việt Nam là vùng địa lý cực kỳ quan trọng trong giao thương kinh tế - văn hóa – chính trị trong khu vực và quốc tế.

Trên đất liền đã tạm thống nhất, biên giới vẫn còn nhiều bất ổn và đặc biệt là các Đảo – Quần đảo đang trong tình trạng bị chiếm đóng trái phép, tranh chấp chồng chéo.

Hải quân Việt Nam đang phải đối diện với những thách thức rất lớn trước các lực lượng quân sự hùng mạnh khác từ bên ngoài. Trong tâm của lực lượng Hải quân là bảo vệ tốt các mục tiêu biển đảo, ngư trường và sẵn sàng nhận nhiệm vụ lấy lại chủ bất cứ lúc nào.

Lực lượng HQĐBVN đã duy nhất thực hiện 1 nhiệm vụ đặc biệt “Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam” nhằm chống lại lực lượng Khmer Đỏ đang quấy phá biên giới và có âm mưu tấn công Việt Nam.

Đồng thời, tham gia thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại nước bạn Campuchia trước nạn diện chủng từ 1979 đến 1983.

Hay nói khác, Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chúng và HQĐBVN nói riêng đã và đang thực hiện quán triệt hai nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam là Xây dựng và Bảo vệ tổ quốc.

3 - Về điều kiện tổ chức hiệp đồng các lực lượng trong Quân chủng Hải quân.

Lực lượng Hải quân đánh bộ thực hiện tổ chức hiệp đồng tác chiến theo nhiệm vụ:

- Tổ chức đánh chiếm bàn đạp đổ bộ, chốt giữ cứ điểm và xây dựng trận địa phòng ngự bảo vệ.

- Tổ chức đánh chiếm mục tiêu quan trọng, tuyến chiến đấu trên bờ, chốt giữ vị trí đã chiếm được chờ lực lượng chủ lực cơ động đến.

Các đơn vị binh chủng hợp thành của Hải quân đánh bộ gồm: Sư đoàn/Lữ đoàn/Trung đoàn và Tiểu đoàn sẽ có mục đích – yêu cầu thực hiện tác chiến ở cấp chiến dịch hoặc chiến thuật bằng đổ bộ đường biển/đường thủy độc lập hoặc hiệp đồng với các đơn vị bộ binh khác.

Với lực lượng Hải quân quy mô nhỏ - tinh gọn, được giao nhiệm vụ trong phạm vi tác chiến lớn. Hải quân đánh bộ chính là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ - đột kích bí mật, bất ngờ và chính xác để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiệm vụ tấn công chủ lực khi cần thiết.

4 - Về chủ trương cải cách kinh tế, văn hóa, chính trị và lịch sử

Chúng ta đã thực hiện thay đổi tên nhiều địa danh, tổ chức chính trị - xã hội, nhiều hệ thống hạ tầng cũ lẫn kiến trúc thượng tầng bộ máy quản lý Nhà nước đến Địa phương.

Xem thêm: Chợ Nga ( Russian Market, Ho Chi Minh City, Chợ Nga (Russian Market)

Những gì gợi nhớ tới chế độ cũ, tới niềm đau của dân tộc thì không có lý do gì để chúng ta không chọn một diện mạo mới tươi đẹp hơn và phù hợp với thực tại hơn.