U xơ có nguy hiểm không

U xơ tử cung là phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đây là loại khối u thường gặp ở trong và xung quanh tử cung hay còn gọi là u cơ trơn. Khối u hiếm khi phát triển thành ung thư nhưng nếu không được tầm soát và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang xem: U xơ có nguy hiểm không

*


U xơ tử cung là gì?

U xơ tử cung hay còn gọi là nhân xơ tử cung là một bệnh lý lành tính của tử cung. U xơ là những khối u được cấu tạo bởi các tế bào cơ trơn và mô liên kết dạng sợi, chúng phát triển trong tử cung. Người ta ước tính rằng 70 – 80% phụ nữ sẽ phát triển khối u xơ trong tử cung ở một khoảng thời gian trong cuộc đời, tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng hoặc cần điều trị. (1)

Khi phát hiện u xơ cổ tử cung, bác sĩ thường quan tâm đến vị trí, kích thước và số lượng khối u trên tử cung cũng như những triệu chứng bệnh gây ra. Tuỳ vào tình trạng, kích thước và số lượng khối u, người bệnh có thể gặp những triệu chứng khác nhau.

Theo thời gian, kích thước khối u sẽ to lên nhưng rất chậm. Khi người phụ bước vào thời kỳ mãn kinh, kích thước khối u sẽ có xu hướng nhỏ dần đi. Tuy nhiên, nếu qua thăm khám phát hiện khối u to lên nhanh bất thường thì đó có thể là biểu hiện của bệnh lý ác tính.

*

Phân loại u xơ cổ tử cung

Cùng với kích thước và số lượng khối u, thì phân loại khối u cũng là điều có thể ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị. Dựa vào vị trí của khối u có thể chia ra 3 loại u xơ chính bao gồm:

U xơ dưới thanh mạc: Đây là loại khối u thường gặp nhất trong u xơ tử cung, khối u phát triển từ cơ tử cung hướng ra phía ngoài tử cung, tạo khối rõ ràng, có trường hợp khối u có thể có cuống gây xoắn và hoại tử u. U xơ trong cơ tử cung: Đây là khối u nằm hoàn toàn trong cơ tử cung, thường có nhiều khối làm cho tử cung to lên. U xơ dưới niêm mạc: Đây là loại u xơ ít gặp nhất, khối u phát triển từ cơ tử cung nhưng hướng và về phía lòng tử cung, đội lớp niêm mạc lên, có trường hợp khối u phát triển to ra và chiếm hết toàn bộ tử cung. Một số trường hợp u có cuống có thể thò ra ngoài dẫn tới nhiễm trùng. Trong một số trường hợp u xơ có thể xảy ra trong dây chằng rộng (trong dây chằng), vòi trứng, hoặc cổ tử cung.

Dấu hiệu nhận biết nhân xơ tử cung

Làm sao để nhận biết dấu hiệu u xơ tử cung khi các bệnh phụ khác khác cũng có những triệu chứng tương tự? Thông thường khối u xơ được phát hiện khi chị em đi khám phụ khoa hoặc siêu âm. Một số khác tình cờ phát hiện bệnh khi thăm khám hiếm muộn. (2)

Hầu hết nhân xơ tử cung không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và không cần điều trị ngoài việc theo dõi thường xuyên bởi các bác sĩ sản khoa. Đối với những khối u xơ lớn có thể khiến bạn gặp nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm:

Kinh nguyệt nhiều hoặc chu kỳ kinh kéo dài; Chu kỳ kinh nguyệt không đều; Chảy máu giữa các kỳ kinh; Đau và áp lực vùng chậu; Đi tiểu thường xuyên; Táo bón; Đau và chảy máu khi giao hợp; Khí hư ra nhiều; Cảm giác đầy bụng, chướng bụng; Khó mang thai;

Sau khi chị em trải qua thời kỳ mãn kinh, lượng hormone trong cơ thể suy giảm, do đó các triệu chứng của u xơ tử cung thường ổn định hoặc biến mất.

*

Nguyên nhân gây u xơ ở cổ tử cung

Hiện nay nguyên nhân gây ra bệnh u xơ cổ tử cung chưa được xác định rõ ràng. Phần lớn nhân xơ tử cung cung xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và thường không gặp ở những phụ nữ trẻ chưa có kinh lần đầu. Một số giả thuyết cho rằng u xơ trong cổ tử cung có liên quan đến nội tiết, trong đó vai trò của estrogen và progesteron thông qua yếu tố tăng trưởng biểu mô hoặc khi người ta nhận thấy có các rối loạn nhiễm sắc thể ở trong khối u. Bên cạnh đó, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

Di truyền học: Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt về gen giữa u xơ và các tế bào bình thường trong tử cung. Các yếu tố tăng trưởng: Các chất trong cơ thể giúp duy trì mô như yếu tố tăng trưởng giống insulin, chất này có thể đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của u xơ. Chất nền ngoại bào (ECM): ECM có tác dụng làm cho các tế bào của bạn kết dính với nhau. Người ta phát hiện trong các khối u xơ có nhiều ECM hơn các tế bào bình bình thường.

Đối tượng dễ mắc bệnh

U xơ tử cung là tình trạng phổ biến mà nhiều chị em gặp phải trong cuộc đời. Dù nguyên nhân dẫn đến bệnh vẫn chưa được xác định rõ nhưng một số đối tượng có các yếu tố dưới đây được cho là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường: (3)

Tuổi tác: U xơ trở nên phổ biến hơn khi phụ nữ trưởng thành đặc biệt là ở độ tuổi 30, 40 và đến tuổi mãn kinh. Sau khi mãn kinh, u xơ ít hình thành hơn, hoặc nếu trước đó có u xơ thì khối u có xu hướng nhỏ dần. Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có thành viên bị u xơ tử cung thì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu người mẹ bị u xơ tử cung, nguy cơ mắc phải của con gái sẽ cao hơn 3 lần so với mức trung bình. Nguồn gốc dân tộc: Theo nghiên cứu phụ nữ Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị nhân xơ tử cung cao hơn so với phụ nữ ở các sắc tộc khác. Béo phì: Phụ nữ thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt đối với những phụ nữ quá nặng cân, nguy cơ này cao hơn mức trung bình từ hai đến ba lần.

*

U xơ tử cung có nguy hiểm không?

U xơ tử cung có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho sức khỏe của chị em. Nếu tình trạng chảy máu kéo dài, chị em có thể bị thiếu máu, rất nguy hiểm. Một biến chứng khác nguy hiểm nhưng hiếm gặp hơn là các khối u xơ lớn có thể đè lên bàng quang và niệu quản, áp lực này có thể dẫn đến tổn thương thận. Các biến chứng khác bao gồm vô sinh và sảy thai nhiều lần.

Phương pháp chẩn đoán

Nhân xơ tử cung thường được phát hiện khi khám sức khỏe. Bác sĩ có thể sờ thấy một cục cứng ở vùng bụng hoặc thông qua một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh để phát hiện khối u xơ.

Siêu âm: Siêu âm là phương pháp chẩn đoán u xơ tử cung được sử dụng phổ biến nhất. Hầu hết các khối u được phát hiện thông qua siêu âm tử cung và phần phụ qua ổ bụng. Trước khi siêu âm, chị em cần nhịn tiểu để làm đầy bàng quang, lúc này bác sĩ sẽ đánh giá tổn thương một cách chính xác hơn. Bên cạnh đó một số trường hợp khối u xơ nằm ở dưới niêm mạc cần được siêu âm bằng đầu dò âm đạo MRI: Chụp cộng hưởng từ MRI được sử dụng để kiểm tra và đánh giá đặc điểm của khối u tốt hơn. Với phương pháp này có thể cung cấp cho bác sĩ về kích thước, số lượng và vị trí của các khối u xơ. Chúng ta cũng có thể phân biệt giữa u xơ và u tuyến, cũng như phân biệt với các bệnh lý ác tính khác của tử cung.

Phương pháp điều trị

Điều trị u xơ tử cung có thể khác nhau tùy thuộc vào kích thước, số lượng và vị trí của u xơ, cũng như những triệu chứng mà khối u gây ra. Nếu bạn không gặp bất kỳ triệu chứng nào do u xơ ở tử cung, bạn có thể không cần điều trị mà chỉ cần theo dõi khối u. Ở những người tiền mãn kinh/mãn kinh thông thường khối u sẽ không gây triệu chứng cũng không cần điều trị vì sau khi mãn kinh, khối u sẽ nhỏ đi.

Tốt nhất trong chữa trị u xơ tử cung là bạn cần được theo dõi chặt chẽ sự phát triển của khối u theo thời gian. Bác sĩ có thể đề nghị khám phụ khoa và siêu âm định kỳ tùy thuộc vào kích thước hoặc các triệu chứng của khối u xơ. Kế hoạch điều trị của bạn sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như:

Số lượng u xơ ở tử cung của bạn; Kích thước của nhân xơ tử cung của bạn; Vị trí của khối u xơ nằm ở đâu trong tử cung; Những triệu chứng bạn đang gặp phải liên quan đến khối u xơ; Mong muốn về việc mang thai của bạn trong tương lai; Mong muốn của bạn để bảo tồn tử cung.

Chỉ định điều trị tùy thuộc vào nhiều yếu tố, các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay như: Điều trị nội khoa, điều trị can thiệp ít xâm lấn, dùng hormone hoặc phẫu thuật.

Với những khối u cơ trơn tử cung, khi người bệnh có triệu chứng, có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật bóc tách khối u, cắt tử cung hoặc cắt bán phần tử cung. Điều trị bằng thuốc được xem là phương pháp điều trị tạm thời và bệnh nhân phải uống thuốc thường xuyên trong một thời gian (tức là dùng hormone thường xuyên).

Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng để điều trị triệt để khối u. Tuy nhiên, điều trị ngoại khoa, bệnh nhân sẽ phải chịu một cuộc phẫu thuật, phải gây mê và mất tử cung (trong trường hợp cần phải cắt tử cung).

Với bệnh nhân bóc tách u, sau này vẫn có nguy cơ tái phát vì vẫn còn cơ tử cung. Khi đã phẫu thuật u xơ tử cung thì cơ hội mang thai lại cho phụ nữ là rất thấp, trừ những trường hợp bóc tóc khối u nhưng vẫn bảo tồn được tử cung. Còn khi mổ gây biến dạng buồng tử cung thì phụ nữ giảm cơ hội có thai, hoặc trong trường hợp đã cắt toàn bộ tử cung thì chất lượng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. (4)

Cách phòng tránh nhân xơ tử cung

Nói chung, bạn không thể ngăn ngừa u xơ tử cung. Bạn có thể chủ động giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách duy trì trọng lượng cơ thể và khám phụ khoa thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn nên áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, tập luyện thể thao để nâng cao sức khoẻ góp phần giảm nguy cơ bị u xơ tử cung.

Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng dễ có nguy mắc bệnh hoặc có khối u nhỏ, hãy liên hệ với bác sĩ để được theo dõi sức khỏe.

*

Tại Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM: “Bệnh viện Tâm Anh tiếp nhận và theo dõi điều trị cho nhiều chị em có bệnh lý u xơ tử cung. Gần đây có trường hợp bệnh nhân nhập viện với khối u ở tử cung khổng lồ nặng 3240 gram. Đáng lý khối u nên được xử lý từ nhiều năm trước nhưng bệnh nhân trì hoãn đến thời điểm hiện tại mới được mổ. May mắn ca mổ thành công, khối u được lấy ra trọn vẹn, người bệnh phục hồi sớm và bảo toàn sức khỏe.” (5)

Một số câu hỏi thường gặp về u xơ tử cung

Nếu bị u xơ tử cung thì có thai được không?

Có, bạn có thể mang thai ngay cả khi bạn bị u xơ tử cung. Nếu bạn đã biết mình bị u xơ tử cung khi mang thai, bác sĩ của bạn sẽ trao đổi để lập kế hoạch theo dõi u xơ. Khi mang thai, lượng hormone do cơ thể tiết ra sẽ tăng. Những kích thích tố này hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên, chúng cũng có thể khiến khối u xơ tử cung lớn hơn.

Xem thêm: Thuê Khách Sạn Theo Giờ - Khách Sạn 5 Sao Bán Đồ Ăn, Cho Thuê Theo Giờ

Liệu u xơ tử cung có tự khỏi không?

U xơ có thể teo lại ở một số phụ nữ sau khi mãn kinh. Điều này xảy ra do sự suy giảm nội tiết tố. Khi khối u xơ co lại, các triệu chứng của bạn có thể biến mất. Các khối u xơ nhỏ có thể không cần điều trị nếu chúng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.