Chuyên đề lí luận văn học bồi dưỡng học sinh giỏi

*

GIỚI THIỆUCác tổ chuyên mônTIN TỨC - SỰ KIỆNCác câu lạc bộĐoàn thểGIÁO DỤC PHÁP LUẬTĐỐI NGOẠI - DU HỌCQuản lý điều hành
RÈN KĨ NĂNG LỰA CHỌN NGỮ LIỆU PHÂN TÍCH TRONG KIỂU BÀI LÍ LUẬN VĂN HỌC KHÔNG GIỚI HẠN NGỮ LIỆU CHỨNG MINH CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN
*

 

 

CHUYÊN ĐỀ

RÈN KĨ NĂNG LỰA CHỌN NGỮ LIỆU PHÂN TÍCH TRONG KIỂU BÀI LÍ LUẬN VĂN HỌC KHÔNG GIỚI HẠN NGỮ LIỆU CHỨNG MINH CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN

 

 

A. MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài:

1. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi văn, bên cạnh việc giảng dạy và cung cấp kiến thức văn học cho học sinh thì rèn kĩ năng làm văn là một khâu quan trọng có ý nghĩa thực tiễn không thể phủ nhận. Từ kiến thức học sinh lĩnh hội qua bài giảng của thầy cô, qua các tài liệu tham khảo mà các em tự học đến một bài văn nghị luận hoàn chỉnh là cả một quá trình rèn luyện công phu, nghiêm túc đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của cả thầy lẫn trò. Vì vậy, việc rèn kĩ năng làm văn cho học sinh chuyên văn là một công việc quan trọng với mỗi một giáo viên đặc biệt là giáo viên dạy chuyên.

Bạn đang xem: Chuyên đề lí luận văn học bồi dưỡng học sinh giỏi

2. Xuất phát từ cấu trúc của đề thi học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn. Trong đề phần NLVH dạng đề là nghị luận ý kiến bàn về văn học, vấn đề được đưa ra có tính lí luận văn học sâu sắc. Để làm sáng tỏ các nhận định trên học sinh cần có ngữ liệu phân tích là các tác phẩm văn học. Chúng tôi thấy rằng xu hướng ra đề nhằm giúp phát huy sự sáng tạo, năng lực cảm thụ của học sinh người viết thường không giới hạn ngữ liệu cần phân tích, hoặc định hướng có tính chất mở đòi hỏi học sinh cần tinh nhạy trong việc chọn ngữ liệu phân tích làm nên màu sắc cho bài văn của mình.

3. Để giải quyết yêu cầu của các đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn, học sinh phải vận dụng rất nhiều các thao tác lập luận trong văn nghị luận, trong đó không thể không sử dụng thao tác phân tích, chứng minh để đảm bảo tốt điều này cần có sự lựa chọn ngữ liệu phân tích tốt. Đây là một phần chiếm dung lượng lớn về kiến thức trong bài nhưng có vai trò định hướng quan trọng đối với việc triển khai và giải quyết vấn đề ở phần bình luận, chứng minh. Nói cách khác, nếu chọn dẫn chứng, ngữ liệu phân tích, chứng minh không đúng yêu cầu của đề, không tiêu biểu bài viết sẽ dẫn đến lạc đề, xa đề hoặc sơ sài, không thuyết phục. Như vậy, vận dụng tốt thao tác chọn ngữ liệu ở phần đầu tiên của phần phân tích chứng minh sẽ giúp bài văn triển khai đúng hướng, bàn luận vấn đề một cách toàn diện.

3. Qua thực tế giảng dạy và quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT chuyên, chúng tôi nhận thấy vấn đề Rèn kĩ năng chọn ngữ liệu phân tích trong bài viết LLVH không giới hạn ngữ liệu chứng minh cho học sinh chuyên Văn là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, góp phần củng cố và nâng cao kĩ năng viết phần phân tích, chứng minh trong bài làm của học sinh, đáp ứng yêu cầu của kì thi học sinh giỏi các cấp. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn chuyên đề này góp phần đem đến cho các giáo viên và học sinh chuyên văn một phương pháp rèn kĩ năng làm văn, từ đó vận dụng chuyên đề vào thực tế dạy, học và làm văn sao cho có hiệu quả.

II. Mục đích của đề tài:

1. Xây dựng cách thức rèn kĩ năng chọn ngữ liệu phân tích cho kiểu bài LLVH không giới hạn ngữ liệu chứng minh trong đề thi học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn cho học sinh chuyên văn.

2. Vận dụng lí thuyết, hình thành và định hướng hệ thống đề luyện tập, thực hành viết và sửa lỗi phần chọn ngữ liệu phân tích trong đề văn đáp ứng yêu cầu thi học sinh giỏi cấp quốc gia.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. NỘI DUNG

I. Phần phân tích chứng minh trong bài văn nghị luận đáp ứng yêu cầu thi học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn

Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 môn ngữ văn những năm gần đây không thay đổi, gồm có hai câu hỏi, yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học theo định hướng trong đề bài. Ở đây chúng tôi chú trọng đến câu hỏi 2: phần NLVH trong đề thi. Sau đây là một số đề bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia những năm gần đây:

Đề thi năm 2010:

Câu 2: (12,0 điểm)

Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo”.

Bằng việc phân tích một tác phẩm đã học, anh/chị hãy bình luận nhận định trên.

Đề thi năm 2011:

Câu 2. (12,0 điểm)

Mỗi hình tượng nhân vật phụ nữ thực sự thành công bao giờ cũng là kết quả của sự phát hiện sâu sắc về nữ tính.

Bằng việc phân tích một số nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác phẩm đã học từ văn học dân gian đến văn học hiện đại, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Đề thi năm 2012:

Câu 2. (12,0 điểm)

Các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cách nhìn sâu sắc về con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc

Bằng việc phân tích một vài tác phẩm trung đại và hiện đại đã học, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.

Đề thi năm 2013:

Câu 2. (12,0 điểm)

Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất, nhiều khi không phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: một thứ thuốc chữa bệnh quái lạ (Thuốc - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân), một công trình kiến trúc kì vĩ, tinh xảo (Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), một cây đàn huyền thoại (Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo),... Đó là những đồ vật, sự vật mang ý nghĩa biểu trưng cho nhận thức, nhân cách, ý chí, khát vọng, số phận... của con người.

Ý kiến của anh/ chị về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong những hình tượng đồ vật, sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình.

Đề thi năm 2014:

Câu 2 (12,0 điểm):

Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện.

Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

Đề thi năm 2015:

Câu 2 (12,0 điểm):

Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc.

Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý kiến trên.

Đề thi năm 2016:

Câu 2 (12,0 điểm)

Marcel Proust quan niệm: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”. Tô Hoài cho rằng: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”.

Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy bình luận những nhận định trên.

Đề thi năm 2017

Câu 2: Nghị luận văn học (12,0 điểm)

Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời.

Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

 

Đề thi năm 2018

Câu 2: Nghị luận văn học (12 điểm)

 Chế Lan Viên viết trong bài thơ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?:Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn!”

Trong bài Làm thế nào để có tác phẩm tốt? Lưu Trọng Lư cho rằng: “sự sống phải được chắt lọc, phải được trau chuốt, phỉa được nâng lên, phải được tập trung cao độ, nó mới biến thành nghệ thuật, cũng như dâu xanh phải biến thành kén vàng, gạo trắng phải bốc thành men rượu. sự thực phải được sáng tạo, phỉa được nâng cao lên đôi cánh của tư tưởng để lại tác động vào lòng người còn sâu mạnh hơn cả sự sống”

Bằng những hiểu biết về văn học, anh/ chị hãy bình luận những quan niệm trên.

Đề thi năm 2019.

Câu 2 (12 điểm): “Rồi đây, có thể xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó, sáng tạo văn học có còn là độc quyền của con người"https://teenypizza.com/chuyen-de-li-luan-van-hoc-boi-duong-hoc-sinh-gioi/imager_2_2408_700.jpg?

Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình.

Từ việc khảo sát một loạt các đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn những năm gần đây, có thể nhận thấy, câu hỏi NLVH đều có hình thức đưa ra nhận định và yêu cầu học sinh bình luận, đặc biệt các đề đều không có yêu cầu cụ thể , không hạn định về ngữ liệu phân tích, chứng minh. Các đề đều hướng đến yêu cầu học sinh bằng trải nghiệm văn học, sự hiểu biết về các tác phẩm văn học chọn dẫn chứng là các tác phẩm nhằm làm sáng tỏ vấn đề. Muốn giải quyết yêu cầu này của đề, học sinh ngoài việc cần vận dụng thao tác giải thích để xác định vấn LLVH được nêu ra việc học sinh cần lựa chọn đúng, hợp lí dẫn chứng chứng minh là điều vô cùng cần thiết. Phần phân tích và chứng minh trong bài văn nghị luận chiếm một vị trí quan trọng quyết định việc bài văn có được triển khai đúng hướng vấn đề có được sáng rõ hay không và khả năng cảm thụ văn chương của học sinh như thế nào. Nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn dẫn chứng, ngữ liệu phân tích, chứng minh trong bài văn sẽ khiến cả giáo viên và học sinh có thái độ đúng đắn và dành thời gian thích đáng để rèn luyện kĩ năng này.

II. Cách chọn dẫn chứng, ngữ liệu phân tích

1. Bước 1: Giải thích vấn đề nghị luận.

1.1 Các kiểu đề nghị luận văn học trong đề thi HSG

a.Kiểu đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Đây là dạng hỏi thường thấy trong các đề thi học sinh giỏi. Đề thi bao gồm một ý kiến, một nhận định bàn về một phương diện nào đó của văn học (chức năng văn học, phong cách văn học, thể loại, quy luật sáng tạo và tiếp nhận...), yêu cầu học sinh bàn luận và chứng minh. Ví dụ như các đề thi HSG quốc gia như sau:

1.Mỗi hình tượng nhân vật phụ nữ thực sự thành công bao giờ cũng là kết quả của sự phát hiện sâu sắc về nữ tính. Bằng việc phân tích một số nhân vật phụ nữ tiêu biểu trong các tác phẩm đã học từ văn học dân gian đến văn học hiện đại, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. (Năm 2011)

2.Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện. Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên (Năm 2014)

3.Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc. Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý kiến trên (Năm 2015)

Yêu cầu đặt ra với phần giải thích của dạng đề này là học sinh phải khám phá những từ ngữ quan trọng trong nhận định, để từ đó nhận ra vấn đề cần nghị luận. Chẳng hạn với đề thi năm 2011, học sinh cần giải thích cách hiểu của mình về khái niệm "https://teenypizza.com/chuyen-de-li-luan-van-hoc-boi-duong-hoc-sinh-gioi/imager_2_2408_700.jpgnữ tính"https://teenypizza.com/chuyen-de-li-luan-van-hoc-boi-duong-hoc-sinh-gioi/imager_2_2408_700.jpg và những biểu hiện của nó trong văn học. Người viết cần hiểu được: nhận định nêu trong đề bài nhấn mạnh việc phát hiện phương diện nữ tính của người phụ nữ trong quá trình sáng tạo là nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thành công của hình tượng nhân vật phụ nữ trong tác phẩm. Đồng thời thấy được, nhận định cũng gián tiếp đề cập đến một yêu cầu không thể thiếu đối với người nghệ sĩ chân chính: gắn bó với đời sống, hiểu biết kĩ lưỡng về cuộc sống, về con người; trong đó, có việc nhận thức thực sự sâu sắc về giới. Cần chỉ rõ: đây là một nhận định đúng đắn, sâu sắc đề cập đến một trong những yêu cầu cao về chất lượng đối với sáng tạo nghệ thuật.

b.Kiểu đề nghị luận về nhiều ý kiến bàn về một vấn đề văn học

Đề thi năm 2016 xuất hiện hai ý kiến cùng bàn về một vấn đề trong văn học:

Marcel Proust quan niệm: “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”. Tô Hoài cho rằng: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”. Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy bình luận những nhận định trên.

Hai ý kiến khác nhau nhưng cùng bàn về sự sáng tạo của người nghệ sĩ vừa mang dấu ấn cá nhân độc đáo, lại vừa in dấu ấn của thời đại. Đó là quy luật của sáng tạo nghệ thuật.

 Như vậy, với dạng đề này đòi hỏi học sinh phải đi sâu khám phá, giải thích từng ý kiến, sau đó tổng hợp lại, rút ra mối quan hệ giữa các ý kiến để làm sáng rõ vấn đề nghị luận. Điều quan trọng là các em cần nhận thức rõ vấn đề cần bàn luận ấy thuộc lĩnh vực nào của lí luận văn học, để từ đó có cơ sở lí luận vững chắc cho bài viết của mình được sáng rõ, thuyết phục.

1.2 Luyện kĩ năng viết phần giải thích cho đề thi NLVH

Nếu phần giải thích trong đề thi nghị luận xã hội đòi hỏi khả năng diễn giải, tổng hợp trên cơ sở những nhận thức xã hội tốt, thì phần giải thích trong nghị luận văn học đòi hỏi trước hết người viết phải nắm vững những kiến thức lí luận văn học, bởi nó là nền tảng cho mọi sự giải thích, cắt nghĩa, lí giải. Tất cả các nhận định được đưa ra bàn bạc trong đề thi đều hướng đến một vấn đề nào đó của lí luận văn học. Chẳng hạn với nhận định "https://teenypizza.com/chuyen-de-li-luan-van-hoc-boi-duong-hoc-sinh-gioi/imager_2_2408_700.jpgVăn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện"https://teenypizza.com/chuyen-de-li-luan-van-hoc-boi-duong-hoc-sinh-gioi/imager_2_2408_700.jpg (Trong đề thi HSG năm 2014) học sinh cần nhận rõ vấn đề bàn về bản chất, ý nghĩa của việc sáng tạo nghệ thuật. Hoặc nhận định của Đỗ Đức Hiểu: "https://teenypizza.com/chuyen-de-li-luan-van-hoc-boi-duong-hoc-sinh-gioi/imager_2_2408_700.jpgVới tư cách là một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, giọng điệu bao giờ cũng được tổ chức một cách công phu bởi nó là một cách nói, một phương diện bộc lộ chủ thể tác giả nhà văn"https://teenypizza.com/chuyen-de-li-luan-van-hoc-boi-duong-hoc-sinh-gioi/imager_2_2408_700.jpg bàn về một phương diện biểu hiện phong cách nghệ thuật nhà văn là giọng điệu.

Đối với một giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, không chỉ trang bị những kiến thức lí luận vững chắc, mà việc rèn kĩ năng viết cho phần học sinh cũng hết sức cần thiết. Thông thường, phần giải thích trong bài nghị luận văn học gồm các bước sau:

Bước 1: Giải thích từng ý trong nhận định

Bước 2: Khái quát nội dung nhận định, rút ra vấn đề cần bàn luận

Bước 3: Vận dụng cơ sở lí luận để làm rõ vấn đề (Đi cùng với phần chứng minh)

Một lưu ý là với bài thi học sinh giỏi, phần giải thích nhiều khi không tách bạch hoàn toàn thành một phần riêng, mà nó có thể đan xen cùng với phần chứng minh, bàn luận để tăng tính thuyết phục, cũng như làm cho bài viết linh hoạt, sinh động hơn.

Bản chất của văn nghị luận là dùng những lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó, nên diễn đạt phải thấu tình đạt lí, có sức truyền cảm. Vậy nên ngay trong phần giải thích, bên cạnh việc rèn tư duy, giáo viên cũng cần chú ý đến cách diễn đạt của các em trong việc làm sáng tỏ vấn đề. Muốn vậy, cần phải hướng dẫn các em ngay trong quá trình học tập, khi đứng trước một đề văn phải tuân thủ các bước cơ bản như tìm hiểu đề, tìm ý, viết nháp và sửa chữa. "https://teenypizza.com/chuyen-de-li-luan-van-hoc-boi-duong-hoc-sinh-gioi/imager_2_2408_700.jpgVăn ôn võ luyện"https://teenypizza.com/chuyen-de-li-luan-van-hoc-boi-duong-hoc-sinh-gioi/imager_2_2408_700.jpg, được thực hành nhiều kiểu bài khác nhau, các em sẽ nhuần nhuyễn hơn trong lối viết và cũng tự mình nhận ra cách viết phù hợp cho từng dạng bài.

2. Bước 2: Lựa chọn ngữ liệu phân tích để chứng minh.

Dựa trên những hiểu biết, khi đã giải thích để xác định vấn đề nghị luận học sinh cần lựa chọn ngữ liệu phân tích một cách phù hợp nhằm làm sáng tỏ vấn đề lí luận được đặt ra trong đề.

2.1. Những căn cứ để chọn ngữ liệu phân tích.

a. Dựa chọn ngữ liệu phân tích dựa theo nội dung, kiến thức ,vấn đề LLVH đặt ra trong ý kiến được nêu ra.

- Trong ý kiến được nêu ra sẽ là những đánh giá về một hay vài mảng nội dung liên quan đến vấn đề LLVH như: thể loại (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch), chức năng văn học, đặc trưng, mối quan hệ nhà văn và quá trình sáng tác…Học sinh phải xác định chính xác những điều đó, nhận ra đâu là vấn đề chính, quan điểm của tác gia như thế nào rồi lấy đó làm cơ sở để lựa chọn ngữ liệu phân tích.

Ví dụ:

Nhà văn Pautôpxki quan niệm: “Sáng tác của nhà văn là để cho cái đẹp của trái đất, cho lời kêu gọi đấu tranh vì hạnh phúc, cho niềm vui và tự do, cho cái cao rộng của tâm hồn, cho sức mạnh của trí tuệ sẽ chiến thắng bóng tối, để chúng vĩnh viễn rực rỡ như một mặt trời không bao giờ tắt”.

(trích Bông hồng vàng và bình minh mưa, Nxb Văn học, 2010)

Anh/chị hiểu như thế nào về quan niệm trên? Hãy làm sáng tỏ qua một vài tác phẩm tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn 11 THPT.

ð Vấn đề LLVH:  Ý kiến bàn đến những chức năng đẹp đẽ của văn học đối với con người và xã hội trong đó có chức năng thẩm mĩ và nhận thức, giáo dục.

ð Dẫn chứng: Văn học dân gian( ca dao), Văn học viết( truyện , thơ), văn học nước ngoài.

 

b. Lựa chọn ngữ liệu phân tích chứng mình căn cứ theo một số hạn định được nêu trong yêu cầu của đề bài (thể loại, nguồn gốc…)

- Có những đề văn câu lệnh thông tin, định hướng cho người viết về cách chọn ngữ liệu song không hạn định bắt buộc ngữ liệu chọn cụ thể. Với những dạng đề này học sinh cần chú ý kĩ những gợi ý đó để chọn ngữ liệu sát nhất, đảm bảo nhất, giúp làm sáng tỏ vấn đề LLVH.

- Ví dụ 1: Alice Munro, bậc thầy truyện ngắn đương đại được trao giải Nobel năm 2013, từng chia sẻ: "https://teenypizza.com/chuyen-de-li-luan-van-hoc-boi-duong-hoc-sinh-gioi/imager_2_2408_700.jpgKhi viết truyện ngắn, bạn phải cẩn thận để không làm nó giống thơ ca"https://teenypizza.com/chuyen-de-li-luan-van-hoc-boi-duong-hoc-sinh-gioi/imager_2_2408_700.jpg.

Anh / chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một tác phẩm truyện ngắn trong giai đoạn 1930-1945.

ð Như vậy ngữ liệu cần lựa chọn:+ Vấn đề LLVH cần làm sáng tỏ: đặc trưng của thể loại truyện ngắn.

+ Ngữ liệu thuộc thể loại truyện ngắn

+ Giai đoạn: 1930- 1945.

+ Các tác phẩm tiêu biểu có thể lựa chọn: Hai đúa trẻ( Thạch Lam), Chí Phèo( Nam Cao), Chữ người tử tù( Nguyễn Tuân)

+ số lượng ngữ liệu: 1 tác phẩm.

Ví dụ 2: “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng…Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái mà nhỏ nhen, độc hại…” (Phương Lựu)

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua một số bài thơ trong phong trào Thơ Mới.

- Hướng dẫn:

 

Học sinh tự lựa chọn một số bài thơ Mới (trong hoặc ngoài chương trình) để chứng minh song yêu cầu tác phẩm phải tiêu biểu, phù hợp vấn đề lý luận và biết thông qua tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề lý luận.

Gợi ý:

· Vội vàng – Xuân Diệu

- Vội vàng là tiếng hát của trái tim:

+ Bài thơ là những cung bậc cảm xúc mãnh liệt và tinh tế của nhà thơ trước cuộc sống, là cái trào ra từ trái tim rung động mãnh liệt của người nghệ sĩ

+ Đứng trước những hiện thực cuộc sống, cảm xúc của Xuân Diệu trào dâng mãnh liệt và bùng nổ ra thành những lời thơ, những hình ảnh, những nhịp điệu gấp gáp.

+ Những tiếng hát từ trái tim nhà thơ thể hiện trong bài thơ:

/ Sự sung sướng, háo hức tận hưởng vẻ đẹp của vườn xuân

/ Sự nuối tiếc thời gian một đi không trở lại, nuối tiếc tuổi xuân và tình yêu

/ Sự vội vàng, gấp gáp trong điệu sống

- Vội vàng – không đơn giản mà cũng không thần bí

+ Thế giới tràn đầy hương sắc mà nhà thơ vẽ ra trong bài thơ vừa là một “thiên đường trên mặt đất”, là cảnh “bồng lai” song nhìn rõ hơn, đó chính là cảnh tượng một khu vườn xuân ở ngay trên mặt đất này với ong bướm, hoa lá, chim hót…

+ Có những sự thật, những vẻ đẹp vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống nhưng không phải ai cũng nhìn thấy, Xuân Diệu bằng tâm hồn khát khao giao cảm với đời đã nhận ra những quy luật trong cuộc sống và nâng nó lên thành những quan niệm thẩm mĩ mới mẻ:

/ Cái nhìn thời gian tuyến tính một đi không trở lại, cuộc đời và tuổi xuân con người ngắn ngủi, hữu hạn

/ Trong vũ trụ, tạo vật đẹp nhất là con người – con người khi sống giữa tuổi trẻ và tình yêu

- Vội vàng nuôi dưỡng tâm hồn người đọc

+ Bài thơ giúp mỗi chúng ta biết trân trọng sự sống, tận hưởng hạnh phúc ngay trên mảnh đất trần gian, ngay trước mắt

+ Bài thơ rèn luyện cho mỗi chúng ta biết rung cảm, biết khơi dậy các giác quan để tận hưởng, thưởng thức đến tận độ bức tranh thiên nhiên

+ Bài thơ giúp mỗi người nhận ra giá trị quý giá của thời gian, từ đó biết trân trọng từng giây phút mình đang sống sao cho có ý nghĩa nhất

+ Bài thơ thúc đẩy mỗi người cần thức tỉnh chính mình, sống vội vàng, gấp gáp, chạy đua với thời gian, sống có ý nghĩa.

c. Lựa chọn ngữ liệu dựa theo hiểu biết của bản thân, sở trường của bản thân người viết.

- Sau khi đã liệt kê tất cả các ngữ liệu đảm bảo tất cả các yêu cầu về kiến thức LLVH về hạn định hướng hạn định của người ra đề, học sinh lựa chọn những ngữ liệu dựa theo năng lực văn chương của bản thân. Lựa chọn các tác phẩm, các tác giả, các vấn đề mà mình hiểu biết nhất, tâm đắc nhất, mới mẻ nhất điều đó giúp học sinh thể hiện hết hiểu biết, khả năng cảm thụ và tạo được sự sáng tạo nhất.

d. Lựa chọn dẫn chứng mới mẻ phát huy tính sáng tạo.

- Với những đề bài người ra đề muốn phát huy sự sáng tạo cao nhất của học sinh thường sẽ để “ đất” cho học sinh chọn dẫn chứng. Học sinh có thể chọn những ngữ liệu nằm ngoài chương trình có tính tiêu biểu, ngữ liệu tiêu biểu điển hình của văn học đương đại trong và ngoài nước. Điều này giúp bài viết của học sinh sâu sắc và mới lạ có tính thời đại, thực tế cao hơn.

- Ví dụ: “Rồi đây, có thể xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó, sáng tạo văn học có còn là độc quyền của con người"https://teenypizza.com/chuyen-de-li-luan-van-hoc-boi-duong-hoc-sinh-gioi/imager_2_2408_700.jpg?

Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình.

 

2.2. Một số yêu cầu đặt ra nhằm tránh những lỗi trong việc chọn ngữ liệu phân tích chứng minh vấn đề LLVH của học sinh chuyên văn.

 -Thông thường, với những đề không giới hạn phạm vi dẫn chứng, các em dễ chọn viết những điều mình thuận hơn là quan tâm đáp ứng yêu cầu của đề. Có khi, các em do được cho thỏa sức vung bút nên ham diện rộng mà quên đi vào chiều sâu. Tỉ dụ như, có thể do mải đề cập đến nhiều phương diện của sáng tạo, của phong cách nhà văn mà không tinh ý nhận ra là nên tập trung vào mặt tư tưởng của phong cách. Ngữ liệu chứng minh được chọn không có tính điển hình, tiêu biểu. Ngữ liệu phân tích hay, toàn diện nhưng lại không tập trung sáng tỏ được vấn đề LLVH được yêu cầu. Dẫn chứng chọn lựa dàn trải, quá nhiều mà không được phân tích làm sáng tỏ vấn đề LLVH. Dẫn chứng mở rộng lại được phân tích kĩ hơn dẫn chứng chính.

- Một số yêu cầu đặt ra khi lựa chọn ngữ liệu:

+ Ngữ liệu đúng với vấn đề LLVH được nêu ra.

+ Ngữ liệu có tính điển hình, tiêu biểu.

+ Đa dạng phong phú về thể loại,mới mẻ.

+ Có ngữ liệu chính phụ trong quá trình phân tích chứng minh.

3. Đề và bài viết tiêu biểu

Đề 1: Có ý kiến cho rằng: “Nam Cao là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực tâm lí, là một bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật.” Qua “Chí Phèo”, anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

· Hướng dẫn:

- Vấn đề LLVH: Phong cách nhà văn Nam Cao, đặc điểm của phong cách của Nam Cao: chủ nghĩa hiện thực tâm lí, miêu tả phân tích tâm lí của nhân vật.

- Ngữ liệu: Bắt buộc là tác phẩm Chí Phèo song vấn đề cần phân tích chứng minh là nghệ thuật phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật trong Chí Phèo. Đó có thể là diễn biến tâm lí của Chí Phèo, của Bá Kiến, Thị Nở .

Bài làm

Nửa đầu thế kỉ XX, đặc biệt là giai đoạn 1930-1945, nền văn học Việt Nam bắt đầu chuyển mình sang một trang mới - nền văn học hiện đại với sự xuất hiện của hai khuynh hướng sáng tác đối lập hoàn toàn: Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn. Khác với những vẻ đẹp mơ mộng, với những chàng, nàng, những mối tình đầy cảm xúc của chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu, một phương pháp sáng tác đề cao tính khách quan theo nguyên tắc chân thực, lịch sử, cụ thể là xây dựng những nhân vật điển hình với những tính cách điển hình và được đặt trong hoàn cảnh điển hình. Nam Cao xuất hiện trên văn đàn khi trào lưu hiện thực chủ nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, nhà văn ý thức sâu sắc về việc tìm hướng đi riêng, “sáng tạo những gì chưa có”. Ông đã đi sâu vào thế giới nội tâm của con người, coi đó là đối tượng để khắc họa và trở thành nhà văn của “chủ nghĩa hiện thực tâm lí”. Vẫn là hiện thực, nhưng ngòi bút Nam Cao luôn hướng đến việc khám phá, phát hiện “con người trong con người”, bằng nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí bậc thầy – đó là tất cả những yếu tố về hình thức nhà văn sử dụng để thể hiện thế giới nội tâm của nhân vật. có thể nói, nhận định đã khái quát được những đặc trưng cơ bản nhất của phong cách nghệ thuật Nam Cao ở hai khía cạnh : Điểm nhìn và nghệ thuật.

Vì sao có thể khẳng định như vậy ? Trước hết, về đặc trưng và bản chất của văn học, đối tượng của văn học là hiện thực cuộc sống mà trung tâm là con người trong hoàn cảnh, trong các mối quan hệ. Con người ưu việt hơn hẳn các loài động vật vì chúng ta có ý thức, có tư tưởng, có một thế giới nội tâm vô cùng phong phú và phức tạp. Chính vì vậy, khắc họa con người thì tâm lí là một khía cạnh rất sâu sắc mà nhà văn cần khai thác. Trong thời đại mà cây bút Nam Cao xuất hiện đã có những Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, chính vì vậy các vấn đề lớn lao của hiện thực đời sống hầu như đã được giải quyết. Hơn nữa, khi mặt trận dân chủ kết thúc, những mâu thuẫn xã hội gay gắt không thể trở thành đề tài sáng tác của văn học hợp pháp. Nam Cao đành phải chọn viết về những cái nhỏ nhặt của đời sống, nâng nó lên tâm triết lí và đào sâu vào nội tâm con người. Đặc biệt, phong cách của Nam Cao độc đáo bởi ông luôn nhìn hiện thực bằng cái nhìn từ bên trong, chuyển điểm nhìn linh hoạt vào các nhân vật để miêu tả hiện thực. Nhà văn luôn nhìn hiện thực bằng cái nhìn có chiều sâu, khám phá ra bản chất của con người. Đọc văn Nam Cao, ta cứ ngỡ nhà văn vô cảm, lạnh lùng, nhưng thực chất, ông luôn nhìn thấy bản chất tốt đẹp của con người, luôn yêu thương con người. Đó chính là chũ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nam Cao. Bên cạnh đó, tài năng của nhà văn cũng trực tiếp thể hiện qua những hình thức nghệ thuật phù hợp : viết truyện ngắn tâm lí, xây dựng kết câu cốt truyện tâm lí, khắc họa chân dung tâm lí, ngôn ngữ đa thanh đa giọng,… Tất cả những yếu tố đó đã làm nên một cây bút hiện thực tâm lí xuất sắc của nền văn học Việt Nam.

 

C. KẾT LUẬN

1. Chuyên đề đã giải quyết được cơ bản các mục đích đặt ra. Chúng tôi đã xây dựng các bước rèn kĩ năng lựa chọn ngữ liệu trong đề thi học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn cho học sinh chuyên văn . Đóng góp có ý nghĩa của chuyên đề là đã vận dụng lí thuyết, hình thành và định hướng hệ thống đề luyện tập, thực hành viết và sửa lỗi phần giải thích trong đề văn đáp ứng yêu cầu thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Chuyên đề cũng đưa ra một số đề luyện tập phục vụ cho việc ôn thi học sinh giỏi các cấp. Đây cũng là những đóng góp bước đầu nhằm nâng cao hiệu quả dạy học của môn Ngữ Văn tại các trường THPT chuyên.

2. Muốn đạt hiệu quả trong công tác đào tạo học sinh giỏi, giáo viên cần phải lập kế hoạch cụ thể, bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức cần chú trọng những kĩ năng thực hành cho các em học sinh. Để việc rèn kĩ năng lựa chọn dẫn chứng cho đề thi học sinh giỏi có hiệu quả, chúng tôi xin đề xuất những cách làm sau đây:

Tăng cường cho học sinh thực hành lập dàn ý và viết phần chứng minh. Mỗi chuyên đề bên cạnh những tiết lí thuyết cần chú trọng các tiết thực hành với những dạng đề khác nhau.

Xem thêm: Nghê Ni Phùng Thiệu Phong - Nghê Ni Tiết Lộ Lý Do Chia Tay Phùng Thiệu Phong

Tổ chức lớp thành những nhóm học tập, ra vấn đề cho mỗi nhóm để các em tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tự tìm những dạng đề có liên quan, thực hành chứng minh thông qua việc chọn ngữ liệu; sau đó thuyết trình trước lớp dưới sự tổ chức của giáo viên, các em sẽ tích cực, chủ động, sáng tạo, cũng như hứng thú trong việc trình bày, diễn giải về một vấn đề.

3. Vấn đề nghiên cứu đòi hỏi kinh nghiệm già dặn trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi văn mà tôi tự nhận thấy kinh nghiệm tích lũy còn rất nhiều hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để tôi hoàn thiện chuyên đề, đưa chuyên đề vào thực tế giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.