Một "góc" nhỏ nhoi, khiêm nhường trong đó, song dường như vì thế mà lại...
Bạn đang xem: 18 bức tranh biếm họa sâu sắc về cuộc sống ngày nay khiến bạn
lấp lánh, quyến rũ, phảng phất chút gì đó như thế... nụ cười của "Mona Lisa", vừa hóm hỉnh lại vừa nghiêm nghị đến... bí ẩn: đó là những bức tranh biếm họa về đề tài tình yêu.Ông họa sĩ biếm cao 1,8 mét, dáng dấp nho nhã có phần khắc khổ, cô liêu... và có tiếng là "nhiều đam mê" (xây dựng, kiến trúc, hội họa, âm nhạc, thơ văn, viết báo...) đã không phủ nhận mình là người... "đào hoa" và rất coi trọng tình yêu cuộc sống.
Phải chăng vì thế ông mới đủ tự tin để làm... một Don Quijote dám đối đầu với chiếc "cối xay gió" - Tranh biếm tình yêu, một đề tài "cực kỳ khó nhằn" đối với hầu hết các họa sĩ biếm.
- Tranh biếm họa chủ đề tình yêu chiếm một vị trí thế nào trong nghiệp biếm họa cho tới nay của HS?
- Rất quan trọng.
- Có thể định lượng bao nhiêu phần trăm?
- Rất ít, nhưng cái tranh nào tôi cũng nhớ.
- Tỷ lệ này là bao nhiêu trong số tranh gửi dự thi "Giải biếm họa báo chí VN lần I" cho tới nay do báo TT&VH tổ chức - với sự tham gia của họa sĩ trong vai trò "kép": Cố vấn chuyên môn và thành viên BGK?
- Trong số gần 300 bức đã nhận được cho tới nay rất tiếc là không có tranh nào về đề tài này.
- Tại sao lại hiếm như vậy? Phải chăng vì Biếm họa và Tình yêu là hai phạm trù... rất khó dung hòa, thậm chí mâu thuẫn với nhau?
- Ta vẫn có thể tìm thấy sự hài hòa ngay cả trong mâu thuẫn. Tình yêu là một đề tài "khó nhá" đối với hầu hết các họa sĩ biếm trên thế giới. Trong khi âm nhạc, hội hoạ, thi ca nói chúng đường hoàng ca ngợi tình yêu, ca ngợi cái đẹp thì biếm hoạ ngược lại, từng bị cho là "phản nghệ thuật"!?
Vẽ tranh biếm đề tài tình yêu, vì thế là cả một chuyện "động trời"! Cái khó nhất ở đây là làm sao có được một bức tranh biếm tinh tế, hài hước, "romantic" (lãng mạn) và ấm áp tình người, mà không bị sa vào hơi hướng "erotic" (nhục cảm) dung tục.
Điều này cũng giải thích vì sao số tranh biếm hay về đề tài tình yêu của cả các HS biếm có tiếng trên thế giới là đếm trên đầu ngón tay...
Còn một nguyên nhân khác: Hiện tại, báo chí VN vẫn chỉ coi biếm họa là "công cụ", là "vũ khí đấu tranh", và rất ít báo có nhu cầu đăng tranh biếm họa tình yêu. Họa sĩ biếm có gửi tranh đến thì hầu như cũng không được sử dụng. Đúng là "sống dở, chết dở" đối với không ít họa sĩ biếm.
- Họa sĩ cũng đã từng... "sống dở, chết dở" như thế bao nhiêu lần rồi?
- Bí mật, không tiết lộ được (im lặng một lát lâu...) Nhưng cũng đủ để vẽ 15 - 20 tranh về đề tài này.
- Vậy thì vì sao ông vẫn cứ... lao vào cái "cối xay gió" đó? Khi các báo hầu như không có nhu cầu đăng các tranh này, ông vẽ cho ai thưởng thức? Cho... chính mình sao?
- Thích thì vẽ, không quan trọng khi có được đăng báo hay không; quan trọng nhất là mình thích... Vẽ cũng là một thứ "giải thoát" cho mình.
Biếm họa của Lý Trực Dũng |
- Như chúng tôi thấy: ngoài sắc màu, các tranh biếm đề tài tình yêu của họa sĩ Lý Trực Dũng còn có cả... hương, và "mùi hương" chủ đạo ở đây là mùi... gừng già, "mùi của tình yêu tuổi xế chiều".
Ai chẳng biết "gừng càng già càng cay", nhưng cũng còn có câu: Khi trẻ, người ta yêu... như điên, lúc cao niên thì chỉ có... điên mới yêu! Họa sĩ nghĩ sao về "nghịch lý" này, và ông đã hoá giải nó thế nào trong các bức tranh biếm tình yêu của mình?
- Con người vốn có lúc "tỉnh" lúc "điên". Khi vẽ xong, xem lại tôi thấy mình cũng không "điên" lắm bởi đừng dại mà "điên" như ông già Gớt (Goethe) khi đã ở cái tuổi 74 còn cầu hôn nàng Ulrike xinh đẹp 19 tuổi nên bại, bại là phải... May mà nhờ đó ông "ông thắng được từ tình" - theo cách nói của nhà thơ Lê Đạt.
- Theo chúng tôi được biết, họa sĩ đã vẽ tranh không lời - tạm hiểu là Tình yêu nở hoa - khi chưa đầy tuổi 40, nghĩa là ông còn khá trẻ. Và ông đã kể "câu chuyện tình yêu tuổi gần đất xa trời" ấy hoàn toàn bằng ngôn ngữ hình họa, rất cảm động. Họa sĩ có thể kể đôi điều về "xuất xứ" của bức tranh này?
- Tôi vẽ bức tranh ấy năm 1986 theo đặt hàng của tạp chí phụ nữ Fuer Dich (Dành cho bạn) của Đông Đức. Sự cô đơn của người cao tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ, làm tôi suy nghĩ rất nhiều về thân phận của con người ngay chính ở nơi từng được coi là thiên đường của phe XHCN. Sẽ có lúc ta cần biết bao một chút hơi ấm tình người...
- Sự cô đơn... dường như rất quan trọng với ông, và cũng là một đề tài trong sáng tác của ông?
- Tôi cần sự tĩnh lặng riêng tư và sự cô đơn cho mình. Người ta thường bảo: Tình yêu thì "mạnh", còn cô đơn thì "nặng"...
- ..."nặng" đến mức làm cho cái ghế đá cũng phải oằn xuống như trong bức tranh Sức nặng cô đơn từng đăng trên báo Tiền Phong của ông?
- Chắc chắn là nó rất "nặng", nhưng chưa ai thử cân nó nặng đến đâu...
- Vì thế mà ông đã rất... tận tâm "tìm đôi" cho "cụ Rùa" trong bức Tháp Rùa của mình chăng?
- GS Hà Đình Đức cho rằng chỉ có một "cụ Rùa" ở Hồ Gươm, nhưng tôi biết và tin có tới mấy "cụ" kia. "Cụ Rùa ông" bạc đầu thường nổi lên mà ta thấy sống dai như vậy chính là nhờ có... tình yêu của "cụ Rùa bà" âm thầm dưới hồ chưa xuất đầu lộ diện!
Đám cỏ xanh ở chân Tháp Rùa là để dành riêng cho "các cụ và tình yêu của các cụ", và biết đâu vào một ngày đẹp trời nào đó, hai Cụ sẽ cùng nhau xuất hiện? Đám con cháu (cò vạc) không được "hỗn láo", "xâm phạm" nơi linh thiêng này!
- Dẫu đó là một đôi thiên nga trắng thanh cao, và còn... "trẻ dại"?
- Chúng nó có "trẻ dại" khối ra đấy!... Bảo vệ vừa khuất mắt là chúng lại sà xuống ngay đấy mà. Cách đây dăm năm tôi đã sung sướng nhìn không chán mắt cả đàn cò trắng bay đến đáp xuống những cây đại thụ ở Đền Ngọc Sơn và xung quanh Bờ Hồ buổi sáng một ngày Xuân.
Trong cơn tham lam hiện nay, con người đua nhau rào Hồ Gươm bằng các công trình bê tông cốt thép thô lậu, ta cần biết bao chút màu xanh mơ màng của cỏ cây dành cho tình yêu đôi lứa... Đó mới chính là Hồ Gươm trong trái tim người dân cả nước.
- Phía sau bức tranh có tên gọi Tình yêu thời đen, thối của ông hẳn là câu chuyện tình nổi tiếng "Tình yêu thời thổ tả" của G.Garcia Marquez? Thông điệp bằng lời của bức tranh này của HS?
- Dẫu hoàn cảnh có thế nào, ở đâu đi nữa, và thậm chí là "đen" (hoặc "thối") theo đúng nghĩa đen ở thời buổi kinh tế thị trường, thì tình yêu vẫn còn đó! Mà có thể nhờ tình yêu mà cái "đen" và "thối" ấy đỡ "đen" và đỡ "thối" hơn một chút.
Và thứ nữa: Đừng nghĩ tình yêu quá thơ mộng, và tình yêu chỉ có ở chốn thiên đường tươi đẹp, phù hoa nào đó. Tình yêu vẫn tồn tại cả với cái "đen" và cái "thối".
- Vậy nếu tình yêu... không thể vượt lên cái "đen" và "thối" ấy, hoặc giả... hết yêu thì sao?
- Với Xuân Diệu - "yêu là chết ở trong lòng một chút...".
Xem thêm: Top 10 Phòng Khám Đa Khoa Tp Hcm Uy Tín Hàng Đầu, Phòng Khám Đa Khoa Tại Tp
Một số nhà hiền triết thì cho rằng: Hát là "chết", viết cũng là "chết"... Còn tôi thì thuộc loại: hết yêu thì xem như hết vẽ luôn!.