CÂY DÂU TẰM CÓ MẤY LOẠI

Cây Dâu Tằm là cây thân gỗ nhỏ, trong đông y còn gọi là cây Tang, các bộ phận của cây đều có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Không những thế mà cây còn có nhiều tác dụng bất ngờ mà rất ít người biết đến.

Bạn đang xem: Cây dâu tằm có mấy loại


I. Giới thiệu về cây Dâu tằm

Tên thường gọi:Cây dâu tằmTên gọi khác:Cây dâu ta, dâu trắng, dâu cang, cây TangTên tiếng anh:White MulberryTên khoa học:Morus albaHọ thực vật:Thuộc họ dâu tằm – MoraceaeNguồn gốc xuất xứ:Cây có nguồn gốc ở khu vực phía đông châu ÁTuổi thọ:Cây có tuổi thọ khá cao có thể sống tới 50 năm nếu được chăm sóc tốtMàu sắc của hoa:Hoa dâu tằm có màu trắngBao gồm các loại cây:Cây dâu tằm trắng, dâu tằm đỏ, dâu tằm đen
*
Cây dâu tằm hay còn gọi là cây dâu ta, dâu trắng, dâu cang, cây Tang

II. Đặc điểm của cây Dâu tằm

Hình dáng bên ngoài: Cây Dâu Tằm là cây thân gỗ nhỏ, chất gỗ mềm, vỏ ngoài màu xám trắng.Kích thước: Cây có thể cao tới 15m nếu trồng ở nơi đất ẩm giàu dinh dưỡng.Lá: Lá dâu tằm có hình tim, chóp nhọn, mép lá có răng cưa, lá phân thành nhiều thùy sâu và rất phức tạp. Lá non có màu xanh nhạt (xanh lá mạ), lá già xanh đậm hơn, dày hơn. Trên bề mặt lá có nhiều lông thô ráp, các gân lá nổi rõ, kích thước lá khoảng 10 – 20cm x 5 – 10cm (dài x rộng) lá có cuống dài khoảng 3 – 5cm.Hoa: Hoa dâu tằm thuộc loại hoa đơn tính cùng gốc hoặc khác gốc, hoa đực ra thành bông gồm 4 lá đài và 4 nhị. Hoa cái cũng ra thành bông có nhiều lông như đuôi sóc hay thành khối hình cầu có màu trắng. Hoa ra vào tháng 3 – 4.Cành: Thân, cành có nhựa nhẵn không có gai, trên các cành nhánh có nhiều mầm nhỏ, mầm ra ở ngọn cành, mầm ra ở nách lá.Quả: Quả của cây dâu tằm khi non có màu trắng, khi to hơn một chút có màu hồng và chuyển màu đỏ thẫm khi chín lúc này ăn quả có vị ngọt, mọng nước. Ăn quả vào tháng 5 – 7.Rễ: Rễ cây dâu tằm ăn sâu vào lòng đất và bám rộng 2–3m, rễ bám đến đâu là tán xòe rộng đến đó. 

III. Tác dụng và ý nghĩa của cây Dâu tằm

1. Ý nghĩa phong thủyTheo quan niệm dân gian thì cây dâu tằm rất kỵ với tà ma nên được người dân miền Bắc (nói riêng) hay dùng để treo ngoài cổng hoặc cửa nhà để xua đuổi tà ma, giúp nhà cửa luôn yên ấm không bị kẻ xấu quấy nhiễu, yểm bùa.2. Tác dụng trong trang trí, làm cảnhCây dâu tằm có tán xòe rộng thường được trồng làm cây bóng mát, cây cảnh, được trồng ở các nơi như: Trường học, bệnh viện hoặc trồng ở cạnh nhà ở.Ngoài ra cây dâu tằm có hình dáng đẹp, cành mềm lại dễ uốn nắn tạo hình nên được rất nhiều người chơi cây kiểng lựa chọn làm cây Bonsai. Trên cùng một cây lại có nhiều màu sắc của quả, đây là điểm nhấn đặc biệt cho cây dâu tằm bonsai.3. Tác dụng chữa bệnhTrong đông y thì tất cả các bộ phận của cây dâu tằm đều có tác dụng chữa bệnh:Lá dâu gọi là (tang diệp) có tác dụng chữa các chứng cảm mạo phong nhiệt, sốt nóng. Vỏ rễ cây dâu (Tang bạch bì) chữa chứng phế nhiệt, ho có đờm, sốt.Cành dâu (tang chi) có tác dụng chữa phong tê thấp, khớp sưng đau. Quả dâu (tang thầm) chữa bệnh đái tháo đường (chứng tiêu khát)Tầm gửi cây dâu (tang ký sinh) có tác dụng chữa đau lưng, đau mình mẩy, chân tay tê bại…
4. Tác dụng khácQuả dâu mềm chứa nhiều nước, có vị ngọt có thể dùng để ăn tươi, làm mứt dâu, để chưng cất thành rượu hoặc làm nước giải khát đều rất ngon và được nhiều người ưa chuộng. Ngoài những tác dụng trên thì lá dâu cũng là loại thức ăn chủ yếu và giàu dinh dưỡng cho ngành chăn nuôi tằm ( nuôi tằm để lấy tơ dệt vải hoặc dệt chăn bông bằng tơ tằm)Gỗ cây dâu tằm thuộc loại gỗ tạp thường được dùng làm cốp pha trong ngành xây dựng.
*
Cây dâu tằm trong phong thủy để xua đuổi tà ma, giúp nhà cửa luôn yên ấm không bị kẻ xấu quấy nhiễu, yểm bùa

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Dâu tằm

1. Cách trồng câyCây Dâu tằm là loại cây thích nghi tốt với nhiều chất đất. Tuy nhiên, để cây cho năng suất cao, chất lượng quả và lá tốt nhất cần chọn đất giàu dinh dưỡng, bề dày tầng canh tác >1,5m, độ pH của đất từ 6 – 7.Đất trồngNếu không có vườn trồng cây, có thể mua đất được xử lý sẵn tại các cửa hàng bán cây giống để trồng trong chậu cảnh. Đối với đất vườn nhà tiến hành trộn đất với vôi bột rồi ủ ải từ 20 – 30 ngày để xử lý mầm bệnh trong đất. Sau đó mới lót hỗn hợp phân chuồng hoai mục (phân gà, phân bò, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn hoặc mùn hữu cơ) hoặc nếu không có hỗn hợp này có thể dùng phân vi sinh để lót trước khi trồng.GiốngCây dâu tằm được nhân giống bằng cách giâm cành. Chọn cành giống chắc khỏe, không sâu bệnh, không bị trầy xước vỏ, lá xanh tốt. Cắt cành giống dài khoảng 20 – 30cm, phải đủ 4 – 5 mắt trên một cành giống, khoảng cách từ vết chặt đến các mắt từ 1 – 2cm. Cách trồng
Rạch luống sâu khoảng 15cm, rắc phân chuồng hoai mục đã chuẩn bị sẵn, cắm cành giống nghiêng 45 độ so với mặt đất rồi vùi đất chặt để không bị hẫng đất. Sau khi trồng nên tưới nước luôn cho cành giống tránh bị héo cành. 2. Cách chăm sóc câyThường xuyên tưới nước cho cây dâu tằm ít nhất 1 lần trên ngày vào mùa hè, mùa đông tưới giảm dần, nếu thời tiết hanh khô vẫn duy trì tưới thường xuyên.Thường xuyên thăm vườn và cắt tỉa bớt lá già úa ở gốc để thoáng cây tránh sâu bệnh hại cây.  Khi cây mọc lớp mầm đầu tiên tiến hành bón thúc cho cây dâu tằm bằng phân lân hữu cơ hoặc phân chuồng để tăng độ dinh dưỡng cho đất. Khoảng 3 tháng lại tiến hành bón thúc đợt 2. Trước mỗi đợt bón phân nên làm cỏ gốc trước để tránh tranh chấp dinh dưỡng. Sau khi bón nên vùi phân để tránh mưa to làm rửa trôi phân bón. Nếu trồng cây dâu tằm dược liệu nên hạn chế chiều cao của cây bằng cách bấm ngọn hoặc bấm các cành chồi vượt để thu hái được dễ dàng. Cây dâu tằm không có nhiều bệnh hại cây chủ yếu chỉ là sâu cuốn lá và ăn lá thông thường. Vì là cây dược liệu nên hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật, tránh gây hại cho người dùng thuốc.Biện pháp thủ công chủ yếu để diệt sâu hại là hàng ngày bắt sâu bằng tay tránh sâu sinh nở và lây lan nhanh.Trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết nhất về cây dâu tằm, cách trồng và chăm sóc cây cũng rất dễ dàng. Bạn cũng nên trồng loại cây này trong vườn nhà để sử dụng mỗi khi cần thiết nhé.
*

By Kim Chung

Xin chào, Mình là Chung. Hi vọng rằng với những nội dung chia sẻ về Trồng trọt, chăn nuôi và làm vườn sẽ giúp các bạn phát triển nông nghiệp tốt nhất.

Xem thêm: Chính Sách Freeship Của Shopee Freeship (Miễn Phí Giao Hàng)

View all of Kim Chung"s posts.

Leave a comment Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *Bình luận Tên * Email * Trang web Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.