Nấu ăn là một nghệ thuật

Nấu ăn là một nghệ thuật tạo niềm vui, sự thích thú, mùi vị ngon, vẻ đẹp, tình thân hữu, sức khỏe và hạnh phúc. Muốn cho nấu ăn trở thành một nghệ thuật, thì cách nấu ăn phải giúp ta làm được các món ngon lành, điều hòa tốt và được trang trí một cách đẹp đẽ.

Bạn đang xem: Nấu ăn là một nghệ thuật


Nấu ăn là một nghệ thuật tạo niềm vui, sự thích thú, mùi vị ngon, vẻ đẹp, tình thân hữu, sức khỏe và hạnh phúc. Muốn cho nấu ăn trở thành một nghệ thuật, thì cách nấu ăn phải giúp ta làm được các món ngon lành, điều hòa tốt và được trang trí một cách đẹp đẽ. Để làm được điều đó, người phụ nữ đặt ý thức thẩm mỹ không những bộc lộ trên món ăn mà còn cả nơi bếp của mình nữa, ở nơi bàn ăn hay cả ở nơi sọt rác của mình nữa.

Một ý thức thẩm mỹ như vậy đặc biệt cần đến trong 1 bửa tiệc trà đạo Nhật bản, tại đó mắt ra phải nhạy cảm để thấy những dấu hiệu báo cho ta biết ràng ta phải theo dõi. Những dấu hiệu như vậy sẽ đưa ta đến Trà thất, nhưng nếu ý thức thẩm mỹ không sắc bén, thì ta có thể lạc đường.

*

Trong trà thất của người Nhật Bản, bạn thấy một bức trướng treo trên tường, bức tường đặc biệt của phòng khach dùng để treo bức trướng và các loại hoa cắm trước đó. Có những thứ trang trí đặc biệt phù hợp với mỗi mùa và không khí mỗi dịp. Ở chính giữa phòng có 1 lò sưởi, những cục than hồng và một lớp tro trắng bao phủ. Căn phòng nhỏm sạch sẽ khiến bạn không cảm thấy có những ranh giới gò bó nào cả. Căn phòng lặng lẽ đến nỗi bạn nghe thấy rõ cả tiếng gió heo may bên ngoài. Một sự sắp đặt như vậy là một phần của sự chuẩn bị ban đầu và một phần của nghệ thuật pha trà đúng nghi thức.

Công việc nấu nướng và dọn bửa cơm lên phải được thực hiện với ý thức thẩm mỹ giống như thế. Sự cảm phục và cố gắng sống có trật tự và phát triển ý thức thẩm mỹ được gọi là Đạo theo người Á đông. Tất cả những hình thức giáo dục cổ truyền ở Nhật bản đều là những nền giáo dục về Đạo như Nhu đạo(Judo), Cung đạo(Kyodo)-nghệ thuật bắn cung, Hoa đạo(Kado) – nghệ thuật cắm hoa, Thư đạo(Shodo)- Nghệ thuật viết chũ bằng bút lông, Kiếm đạo(Kendo) – cách đánh kiếm hoặc cách sử dụng thái kiếm pháp, hiếp khí đạo(Aikido) và y đạo- cách chữa bệnh.

Xem thêm: 3000+ Đồ Chơi Trẻ Em Cao Cấp, Mua Online Đồ Chơi Giá Cực Tốt

Một tính từ tả về cái đẹp được đánh giá là hoàn hảo nhất thì người Nhật gọi bằng “Shibai”. Nếu ta dịch nhanh chữ “shibai” thì ta nói rằng đó là một sự dịu ngọt rất khắt khe.Shibai là vẻ đẹp vô song, nó có tính cách tuyệt đối vượt qua Âm và Dương. Thể theo tờ tập san “Vẻ đẹp của ngôi nhà” (House Baeutiful) :

*

“Vẻ đẹp Shibai” có tính cách không bị vướng víu và không phô trương, nó tốt đẹp ngay trong bản chất của nó. Phần lớn người Nhật cố gắng hoàn tất vẻ đẹp “Shibai” nơi phục sức “áo, quần” và những vật thuộc quyền sở hữu của họ. Muốn đạt đến vẻ đẹp Shibai ta cần phải có một sự hiểu biết sâu sắc hơn. Shibai là tinh tuý của nền văn hoá Nhật Bản và được xem như là thiết yếu về nhiều mặt. Những đặc điểm thiết yếu của Shibai được mô tả như sau:1. Đơn giản, tiết kiệm được đường vạch và không phải tốn nhiều công phu. Không có cái gì rắc rối lại có thể là vẻ đẹp Shibai được.2. Phải có những đặc điểm sâu sắc đáng cho ta nghiên cứu, sau khi đã được ghi nhận qua lần đầu tiên.3. Phải có một sự khai thác bản chất của vật liệu và phương pháp.4. Không được có vẻ bóng loáng hay mới mẻ mặc dầu những nét nhỏ về tia sáng có thể được sử dụng.5. Nhằm vào việc tạo nên sự yên ổn.6. Một cảm giác khiêm tốn và nhún nhường rất cần thiết để đạt tới vẻ đẹp Shibai.Một vẻ đẹp như vậy là một sự thiết yếu trong tất cả các nghệ thuật ở Nhật. Hoa đạo (Ikedo) hay nghi lễ pha trà (Cado) một môn học hay một môn giáo dục do chính mình dạy cho mình, để đạt được đến một vẻ đẹp như vậy trong đời sống hàng ngày. Nhu đạo (Judo), Thái cực đạo (Aikido), (Kendo)-Kiếm đạo, và Cung đạo (Kyudo) là những môn học có thể gắng hoàn tất sự khiêm tốn hoặc sự nhún nhường thay vì việc sử dụng sức mạnh hay uy quyền trong đời sống hàng ngày của chúng ta.Thư đạo (Shodo) và Kiếm đạo (Kendo) là môn học để thực hiện một vẻ đẹp như vậy trong công việc viết văn và hội hoạ. Haiku (Nghệ thuật làm thơ) là một môn học để nhận thức một vẻ đẹp trong thơ. Phương pháp nắm vững nghệ thuật nấu ăn được gọi là Shòjin Ryòrido theo tiếng Nhật. Ryòrido là một môn học nhằm hoàn thành vẻ đẹp và thị hiếu, sự nhún nhường trong việc nấu ăn và là bữa ăn kiêng khem. Vì vậy việc nắm vững nghệ thuật này phải đạt được vẻ đẹp, thị hiếu, đến cách nhún nhường và sự khiêm tốn của vẻ đẹp Shibai. Đó là một tiếng tương đương với tiếng “Tao” (đạo) của ngôn ngữ Trung Quốc. Phương pháp ăn và nấu nướng để đạt đến hạnh phúc cao độ nhất và đạt đến sức khoẻ.