Nguyên nhân còi xe máy không kêu

Còi ô tô có nhiệm vụ khi xe cần xin đường, phát ra tín hiệu bằng âm thanh để cảnh báo cho người đi đường, người chỉ dẫn giao thông và các lái xe trên các xe khác. Còi xe thường có hai loại: còi hơi và còi điện. Còi hơi thường dùng trên các xe tải có tải trọng lớn và có hệ thống hơi khí nén dùng cho phanh xe, trong khi còi điện ô tô sử dụng nhiều trên các loại xe cả xe con và xe tải đều có thể dùng được và trên ô tô thường lắp 2 hoặc 3 còi điện.

Bạn đang xem: Nguyên nhân còi xe máy không kêu

*

 

Mạch còi điện gồm: rơ le còi, còi điện, ắc quy, khoá điện và nút bấm còi. Khi bật khóa điện và ấn nút bấm còi, rơle còi sẽ đóng tiếp điềm (A) của rơle đưa điện vào còi (như trong sơ đồ sau) để còi hoạt động phát ra âm thanh. Khi ngừng bấm nút còi, tiếp điểm của rơle mở cắt mạch điện làm còi không tiếp tục kêu.

 

Những bộ phận chính của Còi điện ô tô gồm: Vỏ, nam châm điện, tiếp điểm, tụ điện, tấm thép từ, trụ điều khiển, màng rung, đĩa rung, và cơ cấu điều chỉnh âm thanh.

*

 

Hình 3. Sơ đồ cấu tạo của còi điện

Loa còi điện - 2. Đĩa rung - 3. Màng thép - 4. Vỏ cò - 5. Khung thép - 6. Trụ đứng - 7. Tấm thép lò xo - 8. Lõi thép từ

- 9. Cuộn dây - 10, 12. Ốc hãm - 11. Ốc điều chỉnh - 13. Trụ điều khiển - 14. Cần tiếp điểm tĩnh - 15. Cần tiếp điểm động

16. Tụ điện - 17. Trụ đứng tiếp điểm - 18. Đầu bắt dây còi - 19. Núm còi - 20. Điện trở phụ - 21. Ắc quy

*

Khi muốn điều chỉnh âm thanh của còi ô tô:

Âm thanh của còi xe phụ thuộc tần số dao động và biên độ dao động của màng còi, do đó khi khoảng cách khe hở giữa hai tiếp điểm thay đổi khi tiếp điểm mở sẽ làm thay đổi tần số đóng mở của tiếp điểm và biên độ dao động của màng. Thêm vào đó, sức căng của lò xo lá và khe hở giữa lõi thép và khung thép từ cũng gây ảnh hưởng tới khả năng đóng mở tiếp điểm. Do đó khi bạn muốn thay đổi âm thanh to hay nhỏ của còi xe hơi có thể điều chỉnh bộ phận ốc điều chỉnh để thay đổi biên độ và tần số dao động của còi, hay điều chỉnh sức căng của lò xo lá và khe hở giữa lõi thép và khung thép.

Một số cách điều chỉnh, sửa chữa còi điện ô tô khi còi không kêu:

Nối thêm một đoạn dây mát, nên cạo sạch nơi gắn còi để tiếp mát tốt.Dùng đèn thử một đầu nối mát đầu kia chạm vào đầu nối BAT nếu không xẹt lửa thì bị hở mạch từ ắc quy đến. Còn nếu xẹt lửa, thì chạm đầu dây này vào đầu H, nếu còi kêu thì rơ le còi bị hỏng.Nếu còi vẫn không kêu, thì chạm dây này vào cọc bắt dây của còi, nếu còi kêu là hở mạch từ rơle đến còi, nếu vẫn không kêu là còi xe bị hỏng.Trong trường hợp còi xe hơi kêu liên tục mà không tắt nguyên nhân do chạm mát đoạn dây từ rơ le đến nút bấm còi.

*

Cách sửa chữa còi điện khi tháo rời:

Cháy, đứt, hở mạch cuộn dây điện từ, cần cuốn lại cuộn dây hoặc thay cuộn dây mới.Tiếp điểm bị cháy rỗ, tiết xúc không tốt, không tiếp điện, cần vệ sinh sạch sẽ tiếp điểm.Cần thay mới khi các lò xo yếu, gẫy, giảm tính đàn hồi.

Xem thêm: 5 Địa Chỉ Mua Áo Dài May Sẵn Ở Đà Nẵng Đẹp, Áo Dài May Sẵn

Còi xe ô tô là một bộ phận quan trọng trong xe, dùng để thông báo với những người đang cùng tham gia giao thông khác xe chúng ta đang đến, cũng như xin đường để rẽ sang trái, phải. Do đó, khi còi xe bị hỏng, chúng ta không được chủ quan bỏ qua, mà cần kiểm tra còi xe xem cần vệ sinh hay thay thế để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và những người xung quanh.